Nghiên cứu từ ĐH Y Trùng Khánh, Trung Quốc phát hiện ra 95% trong số 285 bệnh nhân đã phát triển cả 2 thể loại tế bào miễn dịch chống lại virus. Việc xét nghiệm kháng thể đang được tăng cường tại Mỹ và nước khác để xem ai đã nhiễm và phát triển kháng thể tiềm năng chống tái nhiễm Covid-19. Nhưng nhiều cầu hỏi vẫn tồn tại quanh kháng thể: liệu mọi người có phát triển chúng hay không? Mức độ kháng thể nào là cần thiết để có được sự bảo vệ và thời gian bảo vệ kéo dài bao lâu?
Kháng thể là các tế bào miễn dịch mà cơ thể phát triển để phản ứng lại với một mầm bệnh nhất định. Như vậy, nếu bạn chưa từng gặp phải những vi khuẩn hay virus, chẳng hạn như Covid-19 thì bạn sẽ không có kháng thể đối với nó. Nhưng để phản ứng với hầu hết các bệnh nhiễm trùng, cơ thể bắt đầu tạo ra những vũ khí chuyện dụng. Nó sẽ nhận ra và nhắm mục tiêu nếu virus quay lại, thường sẽ vô hiệu hóa virus hoàn toàn.
Từ những gì mà họ biết về các virus corona khác, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh thông thường và dịch SARS năm 2003, các nhà khoa học cho rằng có thể con người cũng sẽ phát triển kháng thể với virus corona mới. Tuy nhiên, cho đến khi họ có thể nghiên cứu bệnh nhân, điều đó là không chắc.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Trùng Khánh đã giám sát máu của 258 bệnh nhân để tìm kiếm dấu hiệu của tế bào miễn dịch. Chúng ta sản xuất ra 2 loại kháng thể chống nhiễm trùng: immunoglobulin M (IgM) và immunoglobulin G (IgG). Loại đầu tiên được sản xuất sớm, sau khi nhiễm trùng. Các kháng thể IgM cung cấp một đợt bảo vệ ngắn trước khi biến mất dần. Chỉ có khoảng 40% bệnh nhân đã phát triển kháng thể IgM trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm virus. Nhưng vào thời điểm các bệnh nhân được theo dõi trong 2 tuần, 95% số này phát triển kháng thể IgM với nồng độ có thể phát hiện được. Quan trọng hơn, tất cả họ đều tạo ra IgG, kháng thể mất nhiều thời gian để phát triển nhưng lại có khả năng bảo vệ lâu dài hơn.
Trong một nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học lấy mẫu máu từ 69 bệnh nhân khác. Trong 20 ngày, trừ 2 người, tất cả bệnh nhân còn lại đều đã sản xuất ra kháng thể. Để biết được mức độ bảo vệ và thời gian các kháng thể mang lại khả năng miễn dịch, các nhà nghiên cứu cần tiếp tục theo dõi họ. Thậm chí, họ còn có thể làm các thử nghiệm "thách thức”, cho bệnh nhân phơi nhiễm virus lần nữa để xem kháng thể có bảo vệ họ khỏi sự tái nhiễm hay không.
Nhưng cho đến khi đủ thời gian để các nghiên cứu này được hoàn thành, nghiên cứu của Trung Quốc là dấu hiệu đáng mừng cho thấy cơ thể con người có thể học cách tự vệ chống lại virus corona sau khi phơi nhiễm. Nếu điều này được chứng minh là đúng, chúng ta có thể cùng nhau phát triển một số khả năng miễn dịch cộng đồng để đề phòng sự lây nhiễm Covid-19 trong tương lai có thể thành đại dịch.