Thông tin này được đưa ra một tuần sau vụ đụng độ bạo lực nhất giữa 2 nước kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Theo đó, New Delhi đã cho phép binh sĩ nổ súng nếu cần thiết trong những trường hợp đặc biệt. Trước đây, quân đội phải tuân thủ nghiêm ngặt một thỏa thuận năm 1996 về "Các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự" (CBM). Thỏa thuận này điều chỉnh hành vi quân sự giữa 2 bên. Theo đó, không được bên nào nổ súng trong phạm vi 2km tính từ Đường Kiểm soát thực tế (LAC).
Truyền thông Ấn Độ gọi động thái mới nhất này là "quy tắc tham chiến mới". Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã cho phép khi đi rà soát tình hình biên giới với Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Bipin Rawat và các chỉ huy của 3 dịch vụ vũ trang hôm 21/6. Một nguồn tin nói với tờ Straits Times: "Các binh sĩ Ấn Độ sẽ không còn phải tuân thủ nghiêm ngặt CBM".
Hai nước tiếp tục thảo luận để giải quyết vấn đề biên giới tại thung lũng Galwan và những nơi khác dọc LAC. Một số khu vực dọc biên giới không được phân chia hoặc LAC bị tranh tranh chấp mặc dù nó vẫn giữ được phần lớn hòa bình trong 45 năm qua. NĂm 1975, 4 binh sĩ Ấn Độ đã bị giết tại Tulung La ở Arunachal Pradesh.
Căng thẳng hiện tại nổ ra từ tháng trước sau khi Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc thay đổi hiện trạng khu vực, điều binh đến các vị trí tiền phương tại thung lũng Galwan và những nơi khác. Các nhà phân tích cho rằng New Delhi, bằng cách đơn phương thay đổi CBM đã cố gắng xoa dịu những quan ngại trong nước về sự an toàn của binh sĩ Ấn Độ và quản lý tốt hơn biên giới. Đã có những câu hỏi được đặt ra là tại sao binh sĩ phải tuân theo quy tắc trong khi sinh mạng họ gặp nguy hiểm. Lãnh đạo Quốc hội phe đối lập, Rahul Gandhi đã hỏi liệu những người bị mất mạng có bị tước khí giới hay không. Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar cho biết tất cả những binh sĩ làm nhiệm vụ tại biên giới luôn được vũ trang, nhưng họ phải tuân theo CBM. "Những người ở Galwan vào ngày 15/6 đã làm vậy. Thực tế từ xưa đến nay (theo thỏa thuận năm 1996 và 2005), không sử dụng súng khi đối đầu", Bộ trưởng cho biết. Năm 2005, hai nước đã nhắc lại cam kết của họ với thỏa thuận năm 1996.
Thủ tướng Narendra Modi đã bị Quốc hội đối lập và những người khác chỉ trích vì không đưa ra được một bức tranh rõ ràng về những phát triển tại biên giới. Tuy nhiên, đảng cầm quyền Bharatiya Janata và chính phủ của ông đã bác bỏ cáo buộc.