Đảo Nishinoshima là hòn đảo nổi tiếng ở Nhật Bản có khả năng lớn không giới hạn. Nó chính thức được hình thành vào khoảng tháng 11/2013, với hình thù ban đầu chỉ là một mô đất nhú lên khỏi mặt nước và vô danh. Mô đất khi ấy nằm cạnh đảo Nishinoshima cũ trên biển Thái Bình Dương.
Sau đó, chỉ trong một thời gian ngắn mô đất tiếp tục mở rộng cho tới khi hai đảo nhập lại thành một và người ta vẫn gọi nó với cái tên của người anh em kề cận Nishinoshima. Xong đảo mới có diện tích lớn hơn và tiếp tục phình to với chiều rộng 1.950m và cao hơn 100m.
>> Xem thêm: Bò rừng Kỷ Băng Hà 'thức dậy' sau 9.300 năm ngủ quên dưới băng
Theo thời gian, các vụ phun trào núi lửa tiếp tục bổ sung thêm đất cho đảo. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động này sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa và theo thông tin mới nhất từ các nhà nghiên cứu Nhật Bản, thời gian gần đây, các hoạt động núi lửa diễn ra khiến khu vực phía nam đảo Nishinoshima của nước này lại tiếp tục phình to.
Một cuộc đo đạc hồi năm 2015 cho thấy nó đã phình to gấp 12 lần so với thời điểm hình thành cách đó chỉ 2 năm. Tiếp đó, tới năm 2019, nhờ những hoạt động núi lửa liên tục diễn ra khiến diện tích đảo tăng lên tới 2,89km2.
>> Xem thêm: Thợ săn người ngoài hành tinh tuyên bố phát hiện người cao 20m ở Nam Cực
Với tốc độ lớn nhanh như thổi của hòn đảo đã khiến các nhà nghiên cứu không khỏi ngỡ ngàng. Nishinoshima "tăng trưởng" quá nhanh và gần như chưa có dấu hiệu chững lại hay ngừng nghỉ trong suốt những năm qua.
Năm 2014, tờ Thời báo Nhật Bản đưa tin, đảo núi lửa này đã thải ra lượng dung nham đủ để lấp đầy 6 sân vận động lớn như Tokyo Dome. Đó là sân vận động cỡ lớn ở thủ đô Tokyo với sức chứa hơn 48.800 chỗ ngồi. Như vậy, ước tính lượng dung nham lên tới 7,9 triệu m3.
>> Xem thêm: Thanh niên tự nhận bị người ngoài hành tinh tóm sống, bắt 'yêu' đến nỗi có con
Hình ảnh quan sát từ NASA cho thấy, hòn đảo núi lửa này tiếp tục hoạt động rất mạnh từ giữa tháng 6 năm nay. Lượng tro bụi và dung nham từ vụ phun trào khiến khu vực phía nam của đảo tiếp tục mở rộng tới 150 m. Gần đây nhất vào ngày 3/7, cột khói từ đảo bốc cao tới 4.700 m so với mực nước biển. Tiếp đó, cột khói đạt độ cao 8.300 m. Đây cũng là mức cao kỷ lục kể từ năm 2013 tới nay.
Lý giải về nguyên nhân hòn đảo "đột biến" về sự tăng trưởng, giáo sư Nogami Kenji đến từ viện công nghệ Tokyo cho biết Nishinoshima nằm trên trữ lượng magma ngầm rất lớn. Do vậy, dung nham có thể tiếp tục chảy ra từ đảo.
>> Xem thêm: Cơn lốc muỗi lớn chưa từng thấy tạo cảnh tượng như trong phim kinh dị
Hòn đảo Nishinoshima cách thủ đô Tokyo chừng 940 km về phía đông nam. Nó thuộc quần đảo Ogasawara - một Di sản Thế giới của UNESCO. Quần đảo này là lãnh thổ của gần 200 loài chim. Vì lý do an toàn và bảo tồn, hiện chỉ có các nhà khoa học mới được đặt chân tới đây để thực hiện việc nghiên cứu, chứ không mở cửa đón khách du lịch.