Khi dân số thế giới ngày càng gia tăng, liên tục hiện đại hóa và mở rộng thì vẫn có một bộ lạc bị cô lập hoàn toàn. Đó chính là tộc người Sentinelese trên đảo Bắc Sentinel, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Andaman nằm trong vịnh Bengal. Tộc người này đã từ chối mọi nỗ lực liên lạc từ xã hội hiện đại. Chỉ sử dụng cung tên, sự hung hăng đã tạo nên lập trường giúp họ chống lại bất cứ sự xâm nhập nào từ bên ngoài. Có những người đã phải mất mạng khi cố tiếp cận với họ.
Một trong những đề cập được ghi nhận sớm nhất là của nhà khảo sát người Anh John Ritchie vào năm 1771. Ông đã nhận thấy "một loạt ánh sáng" khi đang trên một con tàu của công ty Đông Ấn đi qua hòn đảo. Cùng năm đó, một con tàu buôn bị đắm trên rạn san hô của đảo. Có 106 hành khách đã sống sót và dạt vào đảo Bắc Sentinel. Tại đây, họ phải chống lại người Sentinelese cho đến khi được một nhóm cứu hộ của Hải quân Hoàng gia tới cứu.
Kể từ đó, một số cuộc thám hiểm đến đảo được những nhóm khác nhau thực hiện. Vào năm 1887, đoàn thám hiểm đầu tiên do một nhà cầm quyền chính trị tên Maurice Vidal Portman dẫn dắt tìm đến hòn đảo này. Họ muốn tìm hiểu về người bản địa và sự độc đáo trong văn hóa. Cuối cùng, họ trở lại Port Blair bắt theo một vài người Sentinelese. Hầu hết những người này nhanh chóng đổ bệnh do tiếp xúc với căn bệnh hiện đại mà không có miễn dịch. Sau đó, họ được đưa trở lại đảo với những món quà từ những người bắt giữ. Về sau, có một vài cuộc thám hiểm diễn ra vào thế kỷ 19.
Bắt đầu từ cuối những năm 1960, chính phủ Ấn Độ đã gửi "các nhóm thám hiểm" đến và nỗ lực thiết lập quan hệ hữu nghị với người Sentinelese. Những chuyến thăm sau này chấm dứt vào năm 1997 sau một phản ứng hỗn hợp.
Đảo Bắc Sentinel nằm trong đường đi trực tiếp của sóng thần được kích hoạt bởi trận động đất ở Ấn Độ Dương năm 2004. Sau nỗi lo người Sentinelese có thể bị xóa sổ khỏi bản đồ, chính quyền Ấn Độ đã phái trực thăng đến khảo sát khu vực và đề nghị hỗ trợ nếu cần. Chiếc máy bay lơ lửng được một người Sentinelese trưởng thành chào đón. Người này đang cầm cung tên và giơ cử chỉ thông báo họ vẫn còn sống và không chào đón người ngoài đến.