Các đồng minh NATO đã tham gia vào cuộc chiến tranh giành đảo Hans, nằm giữa đảo Greenland và đảo Ellesmere của Canada, kể từ năm 1971, khi các tuyên bố của họ lần đầu tiên được đưa ra tại một cuộc họp song phương để thảo luận về biên giới lãnh thổ.
Kể từ những năm 1980, các quan chức, nhà khoa học và binh lính từ Đan Mạch và Canada đã đến thăm hòn đảo cằn cỗi, thay phiên nhau gỡ cờ của đối phương và giương cờ của nước mình lên.
Tranh chấp của họ đối với đảo Hans đã được chú ý nhiều hơn sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin về một truyền thống bất thường. Năm 1973, quân đội Canada đã lên đảo và đặt 1 chai whisky Canada kèm theo dòng chữ "Chào mừng đến Canada". Tức giận về hành động này, quân đội Đan Mạch cũng mang theo 1 chai schnapps Đan Mạch và viết dòng chữ "Chào mừng đến Đan Mạch", sau đó uống hết rượu và xóa chữ của đội Canada.
Từ đó đến nay, suốt 50 năm, quân đội 2 nước cứ lên đảo và uống rượu, viết chữ để khẳng định chủ quyền. Vào những năm 2000, 2 nước bắt đầu thi xem bên nào xây cột cờ cao hơn. Có thể thấy cuộc chiến biên giới của họ không vũ khí, không ai bị thương nhưng tốn rượu.
Sự kết thúc của Chiến tranh Whisky, theo cách gọi của truyền thông, là hành động ngoại giao mang tính biểu tượng, với mục đích tránh căng thẳng ở vùng cao phía bắc.
Năm 2018, hai nước quyết định thành lập một nhóm làm việc chung để giải quyết tranh chấp, chấm dứt Chính sách "đồng ý đến không đồng ý" kéo dài hàng thập kỷ. Thỏa thuận đó sẽ được các bộ trưởng 2 nước chính thức ký kết sau khi quốc hội thông qua.
Theo một thỏa thuận được Bộ Ngoại giao Đan Mạch công bố ngày 14/6, Canada và Đan Mạch sẽ chia hòn đảo rộng 1,2 km vuông thành hai phần, gần như bằng nhau, dọc theo một khe nứt tự nhiên trên mỏm đá. Với thỏa thuận này, Canada và Đan Mạch đã thiết lập đường biên giới trên biển dài nhất thế giới dài 3.882km kéo dài từ Biển Lincoln ở phía bắc đến Biển Labrador ở phía nam, Bộ Ngoại giao cho biết.
(Theo Abc)
>> Xem thêm: Video: Xe tăng Nga dồn dập tiến vào Ukraine từ biên giới Belarus