Theo Newsweek, một báo cáo của CIA nói rằng Trung Quốc đã dọa ngừng hợp tác với cuộc điều tra virus corona của WHO nếu tổ chức này tuyên bố dịch bệnh là trường hợp khẩn cấp y tế toàn cầu. Sự trì hoãn xảy ra ở thời điểm quan trọng trong tháng 1 vì virus đã lan rộng khắp thế giới mà không bị phát hiện. Khi đó, Trung Quốc đã dự trữ trang thiết bị, đồ bảo hộ y tế được sản xuất tại Mỹ và các nơi khác. Những cáo buộc gây sốc được đưa ra khi hơn 82.000 người Mỹ đã tử vong vì virus bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào năm ngoái. Các tuyên bố này có thể làm xáo trộn thêm mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Nội dung tài liệu có tên "U.N.-China: WHO Mindful But Not Beholden to China" của CIA đã được 2 quan chức tình báo Mỹ xác nhận với tờ Newsweek. Đây là báo cáo tình báo thứ hai của phương Tây chỉ ra Trung Quốc đã dùng sức mạnh để WHO hạ thấp nguy cơ dịch bệnh. Trước đó, một tài liệu tình báo của Đức do tờ Der Spiegel báo cáo cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã gây áp lực cá nhân lên Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Tờ báo dẫn thông tin từ Cơ quan Tình báo Liên bang Đức có tên "Bundesnachrichtendienst" (BND). Theo BND: "Ngày 21/1, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus giữ lại thông tin về việc lây truyền từ người sang người và hoãn cảnh báo đại dịch. BND ước tính Chính sách thông tin của Trung Quốc đã làm mất 4-6 tuần để chống virus trên toàn thế giới". Ngay sau tin tình báo trên, WHO đã tuyên bố chúng là "vô căn cứ và không đúng sự thật".
Về tài liệu của CIA, WHO đã không đưa ra bình luận ngay lập tức với báo Anh DailyMail. Tuy nhiên, cơ quan này nói với tờ Newsweek: "Chúng tôi không bình luận về các cuộc thảo luận cụ thể với những quốc gia thành viên. Nhưng chúng tôi có thể nói rằng mọi thời điểm trong suốt đại dịch, WHO đã hành động phù hợp với nhiệm vụ của mình là một tổ chức chuyên môn dựa trên bằng chứng tập trung bảo vệ tất cả mọi người, ở mọi nơi".
"WHO dựa trên các khuyến nghị khoa học, thực tiễn tốt nhất về sức khỏe cộng đồng, bằng chứng, dữ liệu và lời khuyên của các chuyên gia độc lập", tuyên bố nói thêm.
WHO cho biết ông Tedros không liên lạc với ông Tập vào ngày 20, 21 hay 22/1 nhưng hai ông gặp nhau tại Bắc Kinh vào ngày 28/1. Đến ngày 30/1 thì tổ chức này tuyên bố virus corona là Tình trạng Y tế khẩn cấp Quốc tế vào ngày 30/1. Thông báo này còn nhanh tuyên bố Trung Quốc bị đổ lỗi, ca ngoại cách Bắc Kinh xử lý khủng hoảng. "Hãy để tôi nói rõ: Tuyên bố này không phải là lá phiếu cho thấy sự không tin tưởng vào Trung Quốc. Ngược lại, WHO tiếp tục tin vào khả năng kiểm soát dịch của Trung Quốc", ông Tedros khi đó nói.
9/5, Bắc Kinh đưa ra một báo cáo dài 30 trang với 11.000 từ để chỉ trích "những cáo buộc phi lý" về việc xử lý ổ dịch của nước này. "Như Lincoln đã nói, bạn có thể lừa vài người mọi lúc và đôi lúc lừa được mọi người, nhưng không thể lừa gạt mọi người mọi lúc", mở đầu báo cáo dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng từng cáo buộc Trung Quốc giữ lại các mẫu virus cần thiết để nghiên cứu vắc xin. Hồi đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump khẳng định có đủ bằng chứng chứng minh chính quyền Trung Quốc đánh lừa cộng đồng toàn cầu. Hồi tháng 4, chính quyền Trump đã cáo buộc WHO trở thành công cụ "tuyên truyền của Trung Quốc" và ông đã rút tiền tài trợ cho tổ chức này.
Tuần trước, Trump lại có thêm một cuộc tấn công mới nhằm vào WHO khi tham gia tọa đàm trên Fox News. "WHO là một thảm họa, mọi thứ họ nói đều sai và họ lấy Trung Quốc là trung tâm", Trump nói. "Tất cả những gì họ làm là đồng ý với Trung Quốc, bất cứ thì gì Trung Quốc muốn. Vì vậy, đất nước chúng ta có lẽ đã quá dại dột khi nhìn lại việc chi 450 triệu USD mõi năm cho WHO. Trung Quốc trả 38 triệu USD nhưng họ có quyền hơn tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây".