Ngân hàng Thế giới (WB) đã tính đến 2 kịch bản khác nhau cho khu vực này. Kịch bản thứ nhất là tăng trưởng bị suy giảm nghiêm trọng sau đó phục hồi mạnh mẽ. Kịch bản thứ hai là sự co rút sâu hơn sau đó là phục hồi chậm chạp.
Theo kịch bản tăng trưởng đường cơ sở, gần 24 triệu người sẽ không thoát nghèo trong khu vực vào năm 2020 so với trường hợp không có đại dịch. Mức nghèo được áp dụng ở đây là 5,5 USD/ngày. Và nếu tình hình kinh tế xấu hơn nữa thì dự đoán gần 35 triệu người Đông Á, Thái Bình Dương thoát nghèo vào năm 2020, trong đó có 25 triệu người Trung Quốc về cơ bản là sẽ không thành sự thật.
Ông Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng của WB tại Đông Á, Thái Bình Dương cho biết dưới tác động của dịch Covid-19, 11 triệu người có thể rơi vào tình trạng nghèo đói. "Ngay cả khi bạn thấy sự tăng trưởng, hàng ngàn công nhân ngành du lịch tại Thái Lan, những công nhân may mặc tại Campuchia cũng có thể bị đẩy xuống dưới mức nghèo đói", ông nói.
Theo báo cáo của WB, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo giảm từ 6,1% năm 2019 xuống còn 2,3% trong kịch bản tươi sáng và 0,1% trong kịch bản tồi tệ trong năm 2020". Tăng trưởng trong phần còn lại của khu vực EAP đang phát triển được dự đoán sẽ giảm từ 4,7% năm 2019 xuống còn 1,3% nếu khả quan và xuống -2,8% nếu đen tối trong năm 2020.
"Ngăn chặn đại dịch sẽ cho phép phục hồi, nhưng nguy cơ căng thẳng tài chính lâu dài thậm chí còn kéo dài quá năm 2020". Dễ bị tổn thương nhất là các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại, du lịch và hàng hóa. Những nước này vốn mắc nợ nhiều và phụ thuộc vào dòng tài chính biến động.