Hạt sen là một loại thực phẩm gàiu dinh dưỡng và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực truyền thống của nhiều quốc gia. Dưới đây là một số lợi ích của hạt sen đối với sức khỏe:
- Tốt cho tim mạch: Hạt sen chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giảm nguy cơ ung thư: Hạt sen có chứa các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hạt sen chứa các chất chống viêm và chất chống oxy hóa hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân: Hạt sen giàu chất xơ và nước, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Ăn hạt sen còn giảm cảm giác thèm ăn, giúp no lâu và hỗ trợ Giảm cân hiệu quả.
- Tốt cho sức khỏe phụ nữ: Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như folate, sắt, magie và canxi, giúp bảo vệ sức khỏe phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Với nhiều Công dụng như vậy hạt sen xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt. Tuy nhiên, khi dùng mọi người cần lưu ý liều lượng hạt sen để điều chỉnh phù hợp với sức khỏe, tuổi tác.
Ngoài ra, trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt sen do hệ tiêu hóa còn non yếu, không thể hấp thụ. Chúng còn có thể bị dị ứng, gây khó thở, ngứa da, nôn, tiêu chảy, thậm chí sốc phản vệ, tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Cha mẹ không nên trộn lẫn hạt sen vào cháo vì nó dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn.
Hạt sen có đặc tính chống tiêu chảy. Vì vậy, dùng nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Người bị bệnh gout hoặc tiền sử sỏi thận, nguy cơ bị sỏi thận nên ăn hạt sen mức vừa phải và uống đủ nước.
Người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen phải bỏ tâm sen hoặc dùng chúng với lượng vừa phải. Bạn nên sao tâm sen đến ngả vàng để khử độc trước khi dùng.
Người bệnh đang dùng thuốc tây y điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp, khi sử dụng hạt sen trong chế độ ăn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh hạ đường huyết, hạ huyết áp quá mức, gây nguy hiểm.