Vào ngày 21/11/2016, các khoa cấp cứu trên khắp thành phố Melbourne, Australia bỗng nhộn nhịp khi tiếp nhận những bệnh nhân có vấn đề hô hấp nặng. Có 10 người qua đời và hàng ngàn người vật lộn vì khó thở trong một thời gian dài. Đây không phải là điềm báo cho một trận dịch siêu vi mà đợt "suyễn sét" tồi tệ nhất. Hiện các nhà khoa học đã có lời giải hợp lý cho hện tượng này và họ tin rằng chính những tia sét đã kích hoạt nó chứ không phải mưa.
Đông Nam Australia dường như là nơi tồi tệ nhất khi trải qua suyễn sét. Trước đó, Mỹ và Anh cũng đã trải qua nhiều đợt giông bão kiểu này, theo Tiến sĩ Kathryn Emmerson. Tuy nhiên, vì chúng xảy ra đơn lẻ, ít nghiêm trọng hơn nên không thu hút được sự chú ý. Nếu sự việc này mà xảy ra trùng với đợt dịch Covid-19 thì rất khó dự đoán và tình trạng có thể còn tồi tệ hơn nhiều.
Lời giải thích phổ biến sau sự kiện ở Melbourne đó là mưa khiến phấn hoa bùng phát trên diện rộng, giải phóng ra các hạt phấn phụ SPP. Những chất này gây dịu ứng tương tự như phấn hoa thông thường nhưng xâm nhập sâu hơn vào phổi, gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Thế nhưng Tiến sĩ Emmerson lưu ý rằng giả thuyết trên không phù hợp với thực tế. Cơn bão đi kèm với mưa tương đối nhỏ và độ ẩm tăng lên rõ rệt sau khi các bệnh viện báo cáo về tình trạng quá tải. Do đó, các nhà khoa học đã đưa ra một lời giải thích thay thế.
Tiến sĩ Emmerson thừa nhận với IFLScience rằng nhóm của bà không chắc chắn SPP là nguyên nhân gây hen suyễn, nhưng họ cho rằng điều này đúng một phần. "Những người được chuyển đến bệnh viện phần lớn không có tiền sử bị hen suyễn. Nhưng họ có tiền sử di ứng phấn hoa. Bên cạnh đó, sự việc xảy ra đúng vào cao điểm mùa phấn hoa ở Melbourne". Những người có tiền sử hen suyễn cũng bị, nhưng họ có thuốc ngăn ngừa, nghĩa là có rất ít người phải nhập viện.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cho rằng phấn hoa bùng phát trên cánh đồng lúa mạch đen ở phía tây Melbourne và các hạt bị gió thổi vòa thành phố gây bệnh cho người dân. Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả nếu đợt bùng phát trùng với một đợt sét khô, thường xảy ra trước trận mưa vài giờ.
Các tác giả đưa ra một số khả năng làm nổ các hạt phấn hoa của lúa mạch đen là do ma sát với gió, sự tích điện và do chính tia sét. Tất cả đều có thể đóng vai trò nhưng khi ấy, tia chớp là nghi phạm chính.
(Theo Iflscience)