Trăng xanh là hiện tượng trăng tròn lần thứ 2 trong một tháng dương lịch. Nhiều người lầm tưởng rằng trăng sẽ tròn vào mỗi đêm Halloween nhưng trên thực tế, lần trăng tròn cuối cùng rơi vào Halloween mà được cả thế giới nhìn thấy là vào năm 1944. Hơn 10 năm sau tức 1955, trăng tròn Halloween mới một lần nữa xuất hiện ở các khu vực nhưng không bao gồm Tây Bắc Mỹ và Tây Thái Bình Dương.
Cảnh tượng tuyệt đẹp này xảy ra trung bình 2,5 năm một lần, nhưng phải mất đến 19 năm để có thể trùng khớp với Halloween. Kể từ Thế chiến thứ II thì đến 2020, mọi người mới được chứng kiến trăng xanh xuất hiện một lần nữa. Nếu bỏ qua đợt "trăng xanh" trùng khớp với Halloween năm nay, chúng ta phải đợi đến năm 2039 để được nhìn thấy lần nữa.
Gọi là hiện tượng trăng xanh, nhưng không đồng nghĩa với việc trăng đổi màu xanh như hiện tượng trăng máu. Mà sắc của trăng sẽ thay đổi tùy vào thời điểm và thời tiết khác nhau.
Ngoài hiện tượng trăng xanh, ngày mai, 31/10, chúng ta còn được thấy một hành tinh siêu lạnh thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời ngay trong đêm xuất hiện trăng xanh và có mưa sao băng.
Sao Thiên Vương là hành tinh không thể quan sát từ Trái Đất, trừ khi nó tiến đến gần điểm thẳng hàng giữa Trái Đất và mặt trăng. Và thật ngạc nhiên khi thời điểm này rơi chính xác vào đúng Halloween. Lúc này, Sao Thiên Vương sẽ ở khoảng cách gần Trái Đất nhất trong năm.
Qua ống kính cận cảnh của NASA, Sao Thiên Vương hiện ra với màu xanh lơ giống như một quả cầu băng giá. Từ Trái Đất, chúng ta sẽ thấy nó màu xanh lam hoặc xanh lá.