Tin mới

Loài tôm ‘bất tử’, dù luộc trong nước bao lâu cũng... không chín nổi

Thứ tư, 28/10/2020, 09:51 (GMT+7)

Loài tôm này là bằng chứng cho thấy từng tồn tại một dạng thức sống khác trong những môi trường khắc nghiệt ở hành tinh khác trên Trái Đất.

Trước giờ, khi chế biến tôm, nhiều người thường sẽ chỉ nấu đến nhiệt độ 100 độ C hoặc thậm chí chỉ trần sơ để đảm bảo độ ngọt. Vậy nhưng với loài tôm có tên rimicaris hybisae, bạn sẽ không thể thực hiện việc đó, thậm chí bạn còn không nấu chín nổi loài tôm này.

Rimicaris hybisae là một loài tôm sống ở vùng đáy biển vùng quần đảo Cayman thuộc Anh. Nơi chúng sống là ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe. Thức ăn của chúng lại chính là những “món ngon” được “nấu chín” nhờ những rãnh nhiệt đó, chủ yếu là các loại vi khuẩn.

Tôm Rimicaris hybisae. Ảnh: internet

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000 m, trong một khe nứt dưới đáy biển. Chúng có thể sinh sống nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 °C - môi trường có nhiệt độ nước cao gấp 4,5 lần nhiệt độ nước sôi.

Mật độ của loài tôm này cũng vô cùng đông đúc với số lượng cá thể lên đến 2000 con/m2. Dù thiếu đôi mắt bình thường để phù hợp với quá trình tiến hóa và môi trường sống dưới đáy biển nhưng bù lại, chúng có một cơ quan cảm thụ ánh sáng trên lưng giúp điều hướng trong điều kiện ánh sáng rất mờ nhạt.

Ảnh: internet

Đến nay, chưa từng có tài liệu nào nhắc đến việc chế biến món tôm này. 450 độ C chúng vẫn có thể sống thì việc nấu chín loài tôm này bằng nước sôi là điều… không thể.

Các nhà khoa học cho rằng nếu loài tôm nói trên và các loài vi khuẩn tồn tại được trong môi trường cực đoan như thế thì chúng hoàn toàn có thể sống ở những hành tinh khác có môi trường tương tự ngoài Trái Đất.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news