Khi Zhou Yanfu nghe tin nước lũ đang dâng cao đe dọa quê nhà ở tỉnh Giang Tây, anh lập tức trở về cứu người mẹ già 80 tuổi. 2 ngày sau đó, anh được gọi trở lại, lần này là để cứu thị trấn. Anh Zhou, 59 tuổi, đang sống và làm việc tại thành phố Cửu Giang phía bên kia sông Dương Tử. Giữa sông là Giang Châu, một thị trấn đảo đang tuyệt vọng cầu cứu trong cuộc chiến chống lại lũ lụt. Mưa lũ Trung Quốc đã ảnh hưởng tới 27 tỉnh và hơn 34 triệu người.
Không mang theo gì ngoài ba lô khi trở về, Zhou hồi đáp lời kêu gọi của chính quyền Giang Châu. Họ đưa ra lời kêu gọi tuyệt vọng tới tất cả những nam giới có sức khỏe trở về để bảo vệ quê nhà. "Đây là nghĩa vụ của tôi. Tôi có thể tuần tra và giúp sức cho công tác chuẩn bị (để kiểm soát lũ)", anh Zhou nói.
Anh Zhou là một trong hàng trăm triệu người dân nông thôn đã rời khỏi quê nhà trong những thập kỷ gần đây. Họ đến sống và làm việc tại các thành phố trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và lớn nhất trong lịch sử loài người. Nhưng mặc dù đô thị hóa từ lâu đã là động lực cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nó cũng tạo ra một vấn đề ngày càng rõ ràng ở vùng nông thôn rộng lớn của nước này. Hầu hết những người trẻ đã rời Giang Châu để tìm cơ hội ở nơi khác. Thị trấn chỉ còn lại người già và trẻ em con nhà nghèo, không đủ điều kiện được chuyển lên thành phố cùng bố mẹ.
Trong một lá thư kêu gọi công khai, chính quyền địa phương nói: "Hiện chỉ có khoảng 7.000 người ở Giang Châu, hầu hết là người già và phụ nữ , lực lượng lao động có thể triển khai chưa đến 1.000 người". Do đó, tất cả đàn ông ở Giang Châu tuổi từ 18-60 đều được kêu gọi trowrl ại để bảo vệ đê điều và "chống lũ lụt".
Lá thư được truyền thông đại lục đưa tin rộng rãi đã làm sáng tỏ sự thay đổi nhân khẩu học gây sốc tại Trung Quốc, làm trầm trọng thêm hậu quả của các biện pháp kiểm soát sinh đẻ kéo dài hàng thập kỷ tại Trung Quốc. Theo dữ liệu dân số mới nhất của Giang Châu, hòn đảo có 36.251 dân vào năm 2013. Nói cách khác, đảo này đã mất khoảng 80% dân số trong chưa đầy một thập kỷ.
Sau lời kêu gọi công khai, khoảng 3.000 lao động đã trở lại tuyến phòng thủ nhân lực, chính quyền địa phương cho biết. Anh Zhou nhớ lại những ngày mà hòn đào còn đầy rẫy người trẻ khỏe. Đó là điều hiển nhiên trong trận lụt lớn nhất tại thị trấn vào năm 1998. Khi đó anh cũng ở tuyến đầu. "Lúc ấy, có lẽ chỉ 1/10 cư dân rời Giang Châu, còn giờ thì đến 9/10 đã rời đi", anh nói.
Và Giang Châu không phải là ví dụ duy nhất. Tân Kiến, một huyện thuộc Nam Xương, tỉnh Giang Tây cũng đưa ra lời kêu gọi những nam giới trẻ trở lại chống lũ.
Những thay đổi về nhân khẩu học của Trung Quốc (lực lượng lao động thu hẹp, tỷ lệ sinh giảm, xã hội già hóa nhanh chóng, người dân tập trung vào một số trung tâm kinh tế) có thể tác động sâu rộng đến tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vào cuối năm 2019, mức độ đô thị hóa của Trung Quốc tăng lên 60,6%. Khoảng 848 triệu trong số 1,4 tỷ người đang sống tại các thành phố, xóa sổ những ngôi làng ở nông thôn.
Lực lượng lao động của Trung Quốc được định nghĩa là những người từ 16-59 tuổi, đã suy giảm trong nhiều năm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngôi làng và những thị trấn nông thôn nhỏ như Giang Châu, nơi có ít triển vọng việc làm. "Không có cách nào để kiếm sống tại đây. Người trẻ để rời đi để tìm việc làm, hầu hết là đến khu Cửu Giang (lân cận)", cư dân địa phương Deng Fuzhou, 55 tuổi nói.
Khi mực nước dân cao hơn đê quanh đảo, người dân và binh sĩ đã xây một tuyến phòng thủ dài 10km bằng các tấm nhựa và các bao cáo xếp chồng lên nhau. Đến ngày 14/7, đỉnh lũ tại sông Dương Tử đã tràn ở vùng Cửu Giang, hướng về hạ lưu đến các tỉnh phía đông khác. Nhưng mực nước tại các hồ và phụ lưu gần đó vẫn ở mức cao và Giang Châu vẫn trong báo động cao.
Gao Xuewu, một người dân gốc thị trấn cũng đã gác lại công việc ở Cửu Giang để trở lại giúp đỡ. Anh ở trong một trạm lũ tạm thời gần đê trong hơn 24 giờ qua, cứ nửa giờ lại đi kiểm tra xem có chỗ rò rỉ nào không. "Lũ lụt rất nghiêm trọng. Tôi là một phần của Giang Châu. Tôi phải ở đây và đóng góp", anh nói.