Chính phủ các nước từ châu Á đến châu Âu đã phản ứng từ hoài nghi cho đến choáng váng vào thứ Tư khi chứng kiến chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, trong khi đó, những người ca ngợi kết quả như là một thắng lợi của người dân trên cơ sở sự thất bại của chính trị truyền thống.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen, một đồng minh của Thủ tướng Angela Merkel, mô tả kết quả như là một "cú sốc lớn" và đặt câu hỏi liệu điều đó có đồng nghĩa với sự kết thúc của "Pax Americana" (Các quốc gia hòa bình dưới sự giám sát của Washington) đã chi phối các quan hệ quốc tế kể từ sau thế chiến thứ hai.
Nhiều nhà lãnh đạo lo ngại về viễn cảnh tổng thống Trump. Ảnh: Reuters |
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cam kết sẽ làm việc với Trump nhưng cho biết tính cách của Trump đã " đặt ra những câu hỏi" và ông thừa nhận là không chắc chắn những gì một nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể làm được cho những thách thức Chính sách đối ngoại quan trọng, từ sự thay đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân của phương Tây với Iran và chiến tranh ở Syria.
"Có vẻ như đây sẽ là năm phương Tây phải đối mặt với thảm họa kép", cựu Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt cho biết trên Twitter, ý nói đến cả chiến dịch Brexit hồi tháng 6. "Nên siết chặt dây an toàn", ông nói.
Trong khi đó, phe dân túy từ Úc đến Pháp cổ vũ kết quả của cuộc bầu cử như là một đòn giáng vào nền chính trị truyền thống.
"Thế giới của họ đang sụp đổ. Thế giới của chúng ta đang được xây dựng," Florian Philippot, một nhân vật cao cấp trong Mặt trận Dân tộc Pháp (FN) viết trên Twitter. Jean-Marie Le Pen, người sáng lập của đảng và cha của nhà lãnh đạo Marine của đảng, nói: "Hôm nay, Hoa Kỳ, ngày mai Pháp!".
Beatrix Von Storch, phó lãnh đạo của của phong trào Alternative chống nhập cư Đức (AfD) cho biết: "Chiến thắng cảu Donald Trump là một dấu hiệu cho thấy công dân của thế giới phương Tây muốn có một sự thay đổi rõ ràng trong chính sách."
Trong chiến dịch tranh cử của Hoa Kỳ, Trump đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặt câu hỏi nguyên lý trung tâm của liên Minh Quân sự NATO và cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc nên được phép phát triển vũ khí hạt nhân để san sẻ gánh nặng quốc phòng với Mỹ.
Ông đã tuyên bố sẽ lùi lại một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu đã được ký kết bởi các cường quốc thế giới tại Paris năm ngoái, đàm phán lại thỏa thuận giữa Tehran và phương Tây về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo để đổi lại việc cho phép phương Tây giám sát chặt chẽ chương trình hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, nhiều chính phủ phương Tây không chắc Trump, một ông trùm bất động sản và cựu ngôi sao truyền hình thực tế chưa có kinh nghiệm làm việc cho chính phủ, sẽ giữ đúng cam kết đưa ra trong chiến dịch của mình, ông sẽ phải "tạm quên" đi những chuyện đó với những vấn đề phải đối mặt trước mắt.
"Chúng tôi nhận ra rằng bây giờ chúng tôi không có ý tưởng nào về những gì mà vị tổng thống Mỹ này sẽ làm gì khi con người của sự tức giận trở thành người quyền lực nhất trên thế giới," ông Norbert Roettgen, một đồng minh bảo thủ của bà Merkel và người đứng đầu ủy ban đối ngoại quốc hội Đức, nói với đài phát thanh Đức. "Về mặt địa lý, chúng ta đang ở trong một tình huống rất không chắc chắn."
Nhà sử học nổi tiếng Simon Schama mô tả một chiến thắng Trump và việc đảng Cộng Hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ là một "viễn cảnh thật đáng sợ".
"NATO sẽ chịu áp lực tan rã, Nga sẽ làm cho rắc rối, 20 triệu người sẽ bị mất bảo hiểm sức khỏe của họ, (chính sách) biến đổi khí hậu sẽ bị đảo ngược, các quy định đối với ngân hàng sẽ bị dỡ bỏ. Bạn có muốn tôi nói thêm không ?," Schama nói với BBC.
"Tất nhiên nó không phải Hitler. Nhưng ở đây có nhiều điểm giống chủ nghĩa phát xít. Tôi không nói ông ta một người phát xít mặc dù nhiều phần tử phát xít đang ăn mừng."
Quý Vũ (Reuters)