Mặt trời hiện đang trong giai đoạn "cực tiểu" (solar minimum), có nghĩa là các hoạt động trên bề mặt đang giảm đáng kể. Các chuyên gia tin rằng chúng ta đang bước vào thời kỳ "sụt giảm" ánh nắng sâu nhất từng được ghi nhận khi các sunspot (vết đen mặt trời) gần như biến mất.
Nhà thiên văn học, Tiến sĩ Tony Phillips cho biết: "Cực tiểu đang diễn ra và nó diễn ra một cách âm thầm. Lượng vết đen mặt trời cho thấy đây là một trong những lần giảm sâu nhất của thế kỷ qua. Từ trường của mặt trời trở nên yếu, cho phép các tia vũ trụ bên ngoài chạm vào hệ mặt trời. Tia vũ trụ thừa quá mức sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của các phi hành gia và những người đi máy bay, ảnh hưởng đến điện hóa học trong tầng khí quyển cao của Trái đất và có thể giúp kích hoạt sét".
Các nhà khoa học NASA lo ngại nó có thể lặp lại Cực tiểu Dalton xảy ra ở giai đoạn 1790-1830. Cực tiểu này đã dẫn tới thời kỳ lạnh giá tàn khốc, gây mất mùa, nạn đói và phun trào núi lửa mạnh mẽ. Nhiệt độ giảm tới 2 độ C sau 20 năm, tàn phá ngành sản xuất lương thực của thế giới. Vào ngày 10/4/1815, vụ phun trào núi lửa lớn thứ 2 trong 2.000 năm đã xảy ra tại núi Tambora, Indonesia khiến ít nhất 71.000 người chết. Nó cũng gây ra "Năm không có mùa hè" vào năm 1816 khi mà tháng 7 có tuyến rơi.
Cho đến năm nay, mặt trời đã không có vết đen nào trong 76% thời gian. Từ trước đến nay chỉ có một lần duy nhất mặt trời bị để trống nhiều hơn, 77% chính là vào năm ngoái.