Simple Flying đưa tin rằng chiếc máy bay Zephyr của Airbus lấy năng lượng từ mặt trời và đã duy trì một chuyến bay không ngừng dài 64 ngày sau đó bị rơi ở Arizona vào ngày 19/8. Chiếc máy bay là dự án của công ty nổi tiếng về sản xuất máy bay thương mại mà hầu hết các hãng hàng không sử dụng.
Zephyr là một máy bay Không người lái (UAS) mà công ty thiết kế để thu thập năng lượng từ mặt trời và sử dụng nó để duy trì nhu cầu cung cấp năng lượng cho các chuyến bay. Công ty đã khởi động nó để thử nghiệm các hệ thống của mình hơn 2 tháng trước, nhưng họ đã gặp lỗi hệ thống khiến máy bay gặp sự cố trên sa mạc Arizona.
Chiếc Airbus Zephyr đã thất bại trong việc đánh bại kỷ lục của chuyến bay dài nhất thế giới. Trước đó, chiếc Cessna 172 Skyhawk đã bay trong 64 ngày và 22 giờ trước khi hạ cánh. Cho đến nay, nó vẫn là chuyến bay dài nhất trên thế giới, nhưng bên trên lại có một phi hành đoàn, không giống như Zephyr vốn hoạt động như một máy bay không người lái. Tuy nhiên, Zephyr là một chiếc máy bay đầy hứa hẹn có thể bay cao hơn và có được năng lượng từ một nguồn tài nguyên thiên nhiên thay thế.
Công nghệ máy bay không người lái trên thế giới hiện nay
Máy bay không người lái hiện đang là trọng tâm lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau, vì nó nhằm mục đích giúp tạo cơ hội cho các công ty logistic giao hàng trong khoảng cách ngắn như của Walmart. Tương lai sẽ chứng kiến các hệ thống và dịch vụ không cần con người và máy bay không người lái là một trong các hệ thống tự động khác có sẵn.
Tuy nhiên, mục đích và tính năng của máy bay không người lái không dừng lại ở đó.Cảnh sát đang lên kế hoạch sử dụng thiết bị này để giám sát. Nó sẽ thay thế nhu cầu của các hoạt động do thám trên bộ và thu thập thông tin tình báo cho các nhu cầu điều tra. Điều này sẽ giúp tránh mọi rủi ro và nguy hiểm cho các sĩ quan.
Từ mục đích ban đầu là giúp các nhà quay phim có được những cảnh quay trên không rẻ hơn so với trực thăng hoặc máy bay, máy bay không người lái đã phát triển với nhiều mục đích hơn. Giờ đây, có một chiếc máy bay không người lái duy trì chuyến bay chỉ bằng năng lượng mặt trời. Câu chuyện của Airbus Zephyr vẫn chưa hoàn thiện, vì nó sẽ tiếp tục phát triển và mang đến một UAS bền vững có thể được sử dụng cho các dự án khác nhau mà không thải ra nhiều khí thải carbon.
(Theo Techtimes)
>> Xem thêm: Cận cảnh chiếc ô tô bay sắp trình làng, hóa máy bay chỉ sau một cái bấm nút