Etienne Klein, một giám đốc tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của Pháp, đã đăng bức ảnh này lên Twitter và nói đó là ảnh chụp Proxima Centauri, ngôi sao gần mặt trời nhất của chúng ta. "Mức độ chi tiết này ... một thế giới mới được tiết lộ mỗi ngày", ông ấy say mê trong dòng tweet gửi tới hơn 90.000 người theo dõi hôm 31/7.
Tuy nhiên, Giáo sư Klein hiện đã thừa nhận rằng thiên thể phát sáng trong bức ảnh thực tế chỉ là ảnh chụp một lát xúc xích chorizo của Tây Ban Nha. Ông cho biết đây chỉ là một "trò đùa của nhà khoa học" và phân trần mục đích của ông là nhắc nhở mọi người "cảnh giác với những lập luận từ những người có chức vụ quyền hạn".
"Tôi muốn gửi lời xin lỗi đến những người đã bị sốc vì trò chơi khăm của mình", nhà khoa học Pháp viết.
Trò lừa đã bị nhiều người dùng Twitter chỉ trích vào thời điểm mà các nhà khoa học thường phải chống lại nạn tin giả. "Xuất thân từ một giám đốc nghiên cứu khoa học, thật không thích hợp để chia sẻ kiểu này", người dùng Twitter @ alexis200m trả lời.
Trong một nỗ lực để lấy lại danh tiếng, ông Etienne sau đó đã đăng một hình ảnh về Thiên hà Cartwheel nổi tiếng và đảm bảo với những người theo dõi rằng lần này bức ảnh là thật.
>> Xem thêm: Tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook có thể phạt đến 20 triệu đồng từ 15/4