Bánh chưng
Bánh chưng xanh là món quà Tết không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền, đặc biệt là ở các tình thành khu vực phía Bắc. Theo truyền thuyết, sau khi phá xong giặc Ân. Vua Hùng Vương thứ 6 muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".
Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn, được chỉ dạy cách sáng tạo ra bánh chưng. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Tết Nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Bánh chưng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tượng chưng cho trời đất.
Bánh Tét
Nếu ngoài Bắc ngày Tết có bánh chưng xanh gắn liền với sự tích "bánh chưng bánh dày" của hoàng tử thứ 18 con Vua Hùng là Lang Liêu với ý nghĩa tượng trưng cho trời tròn, đất vuông thì bánh Tét cũng có những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó.
Một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói hình trụ trong lá chuối, khi ăn vua khen rất ngon và hỏi đây là bánh gì. Lính ta trả lời đây là loại bánh mà người vợ quê nhà thường gói cho để ăn theo bên đường, mỗi lần ăn anh lại nhớ đến vợ, nhớ đến quê nhà. Nghe vậy vua Quang Trung rất cảm động và ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này ăn vào dịp Tết và đặt cho cái tên là bánh Tết. Đó được xem là nguồn gốc của bánh Tết trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành "bánh tét".
Bánh tét được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân đậu màu vàng gợi cho người nông màu xanh của đồng quê, gợi cho ta niềm mơ ước "an cư lạc nghiệp" của một mùa xuân an bình cho mọi nhà.
Bánh ít lá gai
Bánh ít là loại bánh thường thấy trong ngày Tết nhưng ít ai biết rằng chúng có lịch sử rất lâu đời. Tương truyền rằng Vua Hùng thứ 6 có một cô con gái út rất khéo léo trong chuyện bếp núc. Chiếc bánh ít được tạo ra khi nàng Út lấy bánh dày bọc lấy phần nhân của bánh chưng, sau đó gói lại bằng lá với kích thước nhỏ hơn để tỏ ý khiêm nhường với bậc con út mà nàng đảm nhận.
Theo dòng chảy của thời gian, tên gọi của nó cũng được rút ngắn thành “bánh ít” như ngày nay. Chiếc bánh ít được gói trong miếng lá chuối, được nấu chín, khi bóc ra, mùi thơm của lá chuối chuối thoảng thoảng mùi của hương quê. Nếp phải ngâm nước trước một đêm, vút sạch. Bột nếp được hứng trong bao vải ú trắng đặt trong một cái thau.
Ngày giỗ, lễ Tết, các nhà đều chuẩn bị bánh ít để đặt lên bàn thờ, chủ nhà cũng dùng bánh ít làm quà trong dịp năm mới. Bánh ít thể hiện sự hiếu thảo của con cháu nhớ đến ông bà, hi vọng một năm thịnh vượng, ấm no. sung túc.