Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Sinh học Vlaams ở Ghent, Bỉ đã báo cáo về các phân tử trong máu lạc đà "có thể đóng vai trò là phương pháp trị liệu hữu ích trong đại dịch Covid-19". Báo cáo nói thêm rằng "Tính khả thi của việc sử dụng đáng để nghiên cứu thêm".
Những kháng thể lần đầu được sử dụng trong nghiên cứu HIV đã được chứng minh là hiệu quả trong việc chống lại một loạt các virus như MERS, SARS trước đây. Các đặc tính đáng chú ý của kháng thể trong máu lạc đà được một trường đại học ở Brussels phát hiện lần đầu năm 1989. Kích thước nhỏ của kháng thể cho phép chúng nhắm mục tiêu tới những virus siêu nhỏ hiệu quả hơn trong công nghệ nanobody.
Một nghiên cứu khác của Hàn Quốc được công bố trên tạp chí Cell Host and Microbe cũng đã phát hiện ra những con chồn bị nhiễm Covid-19 phản ứng tương tự như con người và có thể là "công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị kháng virus và vắc xin phòng ngừa".
Các nhà nghiên cứu ở hong Kong cũng phát hiện ra chuột đồng Syria có phản ứng với Covid-19 "gần giống các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên và dưới ở người". Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science tìm thấy 8 con chuột "bị Giảm cân, lờ đờ và lông xù, tư thế bị gù, thở nhanh" khi nhiễm virus.