Từ Hy Thái hậu trong lịch sử Trung Quốc là một trong những người phụ nữ vô cùng quyền lực, danh tiếng tựa sấm vang rền trời, được sử sách ghi chép lại chi tiết. Vị nữ vương quyền lực này sinh năm 1835 mất năm 1908. Bên cạnh danh tiếng, bà cũng là người gây ra nhiều tranh cãi nhất lịch sử.
Bà qua đời vào năm Quảng Hưng thứ 34 của triều đại nhà Thanh, tức năm 1908, hưởng thọ 73 tuổi. Sau đó, lão Phật gia được an táng tại Thanh Đông Lăng, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 125 km về phía Đông.
Là người nắm giữ quyền lực trong tay vào cuối triều nhà Thanh, bà lại sở hữu nhiều tài sản trong ngân khố. Ngay cả thời điểm bà mất, nhà Thanh mất nhiều của cải vì thất trận nhưng đám tang của Từ Hy Thái hậu vẫn được tổ chức hoành tráng, trọng vọng lên tới hàng triệu vạn lượng bạc.
Sở dĩ nó tốn như vậy là bởi chỉ riêng cỗ quan tài của bà đã được làm bằng gỗ trinh nam cực đắt đỏ, ngoài sơn son thếp vàng và đính nhiều châu báu tinh xảo. Đặt cạnh thi hài của bà là tượng phật bằng vàng ngọc, san hô, đá quý đủ cả. Bởi khi còn sống bà đã luôn mong được mang theo những tài sản, quyền lực của mình sang thế giới bên kia.
>> Xem thêm: Vén màn hiện tượng thiên nhiên 'cầu vồng phẳng' hiếm có phủ khắp mặt biển
Nhưng chính điều này đã vô tình đẩy bà trở thành miếng mồi ngon cho những nhóm thổ phỉ, thu hút sự quan tâm, săn đón của những kẻ mộ tặc tàn bạo muốn chiếm đoạt. Minh chứng cho điều này là 20 năm sau khi lão Phật gia qua đời, năm 1928 lặng mộ của bà đã bị lãnh chúa quân phiệt thời Dân Quốc Tôn Điện Anh viếng thăm.
Năm đó, phía cửa Đông lăng mộ của bà được bít kín bằng đá hoa vương chắc chắn, đội công binh của Tôn Điện Ảnh không thể phá được nên tên lãnh chúa đã tức giận, sai quân lính dùng thuốc nổ để phá tung lăng mộ, hòng chiếm kho báu bên trong.
Sau khi vơ vét hết của cải, chiếc quan tài của Từ Hy Thái hậu đã nhanh chóng lọt vào mắt chúng. Để chiếm được bảo vật bên trong, chúng đã lấy búa để cạy nắp quan tài. Tuy nhiên, khi quan tài bị giật nắp, tất cả sững sờ, hồn bay phách lạc khi Từ Hy Thái hậu vẫn còn nguyên vẹn nằm trên chiếc nệm gấm bằng tơ vàng được khảm hàng nghìn viên ngọc trai.
>> Xem thêm: Dắt chó cưng đi tập thể dục, cặp vợ chồng bỏ túi ngay 235 tỷ đồng vì đống đồ lạ chôn ở gốc sồi cổ
Chiếc mũ của Thái hậu được đính một viên trân châu to như quả trứng có giá trị ước tính khoảng 10 triệu lượng bạc. Xung quanh nơi bà nằm phủ đầy châu báu và ngọc ngà sáng lấp lánh. Những tên lính đã nhao nhao vào xâu xé cướp kho báu trong quan tài, ngày cả viên minh châu trong miệng bà cũng bị cạy ra.
Tuy nhiên, chúng không biết rằng hành động của mình đã khiến cho lão Phật gia "trở về từ cõi chết". Ngay khi viên dạ minh châu được lấy ra khỏi miệng Thái hậu, người bà đang nguyên vẹn bỗng nhiên hốc mắt sụp xuống, gò má nhô lên cao, làn da đầu đang đỏ bỗng chuyển sang màu trắng bệch rồi tím tái và cuối cùng là đen sì. Chỉ trong vài dây, lão Phật gia đã quắt lại rồi đổi màu.
Đỉnh điểm là mắt Thái hậu bỗng mở chừng chừng khiến cho Tôn Điện Ảnh và đám lính hoảng hốt, chúng bỏ chạy thục mạng vì sợ hãi tột độ. Nhưng Tôn Điện Ảnh có gan cướp mộ đã bắn một phát súng trấn an và nhét móng lừa đen vào miệng Từ Hy Thái hậu khiến bà không còn nhúc nhích nữa rồi ra lệnh cho quân lính tiếp tục vơ vét của cải.
Sau này, nguyên nhân Từ Hy Thái hậu như sống lại được lý giải là do trước khi qua đời bà được các thái giám dùng dược liệu phủ lên người để ướp xác, sau đó quan tài được đóng kín nên cách biệt với không khí, giúp cho bà vẫn giữ nguyên hiện trạng như chỉ đang ngủ.
>> Xem thêm: Cục phân người cổ đại được rao bán gần tỷ đồng vẫn 'ế' sưng xỉa vì thứ bên trong
Thi hài Từ Hy Thái hậu vốn được bảo quản trong điều kiện tốt nên khi Tôn Điện Ảnh mở nắp quan tài ra, không khí tràn vào khiến toàn bộ thân xác bị tã ra chỉ trong vài chục giây. Về việc mi mắt của bà mở ra là phản ứng tự nhiên khi các cơ đột ngột co lại, khiến đôi mắt bỗng mở trừng trừng, theo Sogou, Qulishi.