Trái cây siêu bổ dưỡng
Đó là một điều hiển nhiên, trái cây siêu bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhiều người quên bổ sung trái cây vào chế độ ăn và không nhận ra mình đang bỏ qua những chất dinh dưỡng tốt mà chúng có. Hãy thưởng thức trái cây theo mùa, mùa nào thức nấy để tận hưởng sự thơm ngon và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại.
Một sự thật thú vị là tất cả các loại trái cây đều có màu sắc khác nhau, điều này có nghĩa là chúng mang hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, tiêu thụ trái cây theo mùa quanh năm cung cấp cho cơ thể tất cả các dưỡng chất.
Trái cây cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể cùng một số lợi ích sức khỏe khác.
Khi nào thì nên ăn trái cây?
Thời điểm ăn trái cây trong ngày là một chủ đề gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho biết ăn trái cây vào buổi sáng có thể phân tách đường hiệu quả. Nhiều người khác thì nói rằng ăn trái cây vào buổi chiều như một bữa phụ là tốt nhất. Ăn trái cây trong bữa ăn cản trở tiêu hóa. Trái cây chứa nhiều chất xơ nên dạ dày của chúng ta khó xử lý nó cùng với thức ăn được nấu chín.
Cách ăn trái cây lành mạnh nhất, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ chính là ăn giữa các bữa chính. Cách này sẽ làm giảm khẩu phần ăn trong các bữa chính của bạn. Để có một chế độ ăn trái cây lành mạnh, bạn cũng cần làm rõ một số hiểu lầm về loại thực phẩm kỳ diệu này.
Lầm tưởng 1: Không bao giờ nên ăn trái cây gần bữa chính
Ăn trái cây gần giờ ăn chính không có hại gì lớn. Nó chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa một chút. Mặc dù lý tưởng nhất là ăn trái cây vào sáng sớm hoặc ăn giữa các bữa chính, nhưng nếu bạn không gặp vấn đề về đường ruột thì ăn trái cây vào bữa ăn chính cũng chẳng gây hại. Nhưng nếu làm vậy thì hãy cắt giảm phần carbs khác cho phù hợp.
Lầm tưởng 2: Trái cây tươi và trái cây sấy khô giống nhau
Bất cứ thứ gì được bảo quản để sử dụng lâu hơn có thể không giữ được giá trị dinh dưỡng như đồ tươi và trái cây cũng vậy. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số thương hiệu cho ra đời trái cây sấy khô. Mặc dù dạng trái cây khô này thỉnh thoảng được sử dụng nhưng không nên coi nó là lựa chọn thay thế cho trái cây tươi.
Lầm tưởng 3: Không nên ăn trái cây nếu bị tiểu đường
Chúng ta đều biết trái cây chứa đường tự nhiên, do đó nhiều người mới lầm tưởng rằng bị tiểu đường không nên ăn trái cây. Tuy nhiên, vai trò của đường trong trái cây ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết IG thấp, nghĩa là chúng không làm tăng lượng đường trong máu đột ngột.