Mới đây, thông qua việc quan sát bằng camera hồng ngoại, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra bảo vật ẩn mình trong cột đá tại khu đền Saimyoji, thuộc khu vực Koto, nằm ở trung tâm phía bắc của Higashi-Omi, tỉnh Shiga. Các bảo vật mà cụ thể là 8 bức tranh vẽ tượng Phật đã ở đây 1.300 năm (hoặc hơn) nhưng đến nay mới được phát hiện.
Sở dĩ, chúng mới được tìm thấy là bởi được cất giấu quá kỹ. Những bức tranh vẽ các vị Phật đang độ chúng sinh nằm ẩn mình trên cột đá, sau một lớp muội đen nên nếu chỉ nhìn bằng mắt thường sẽ không thấy. Chúng được các nhà khoa học khẳng định là những bảo vật quốc gia.
>> Xem thêm: Chiếc xe ngựa cổ khảm ngọc thời Tây Chu nát vụn nghìn mảnh được phục chế diệu kỳ
Để có thể nhìn được những kiệt tác này, phải soi qua camera hồng ngoại. Theo đó, có 4 vị Phật nằm ở mặt trái và phải của cột, trên mỗi cột ở khu vực đặt tượng thờ chính của đền Saimyoji với nhiều tượng Phật đứng.
Mỗi hình vẽ tượng Phật có chiều cao khoảng 15,24 cm. Trong những bức tranh, mỗi tượng Phật đều mang phong thái riêng với màu sắc tươi sáng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy một số họa tiết trang trí ở góc phải trên cột.
>> Xem thêm: Bí ẩn 'thị trấn ma' cổ nhất Hong Kong đến người bạo gan cũng sợ 'dựng tóc gáy'
Các nhà nghiên cứu sau khi thu thập được hình ảnh về những bức tranh đã có phân tích niên đại tranh tượng Phật. Cụ thể, chúng được xác định xuất hiện vào khoảng thời kỳ Edo (1603-1867), xong bức tranh gốc có thể đã được vẽ sớm hơn.
Hai trong số 8 bức này được xác định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7 trong thời kỳ Asuka (592-710) vì có nét giống với tượng Kudara Kannon - một bảo vật quốc gia được tạo ra vào thế kỷ thứ 7 ở đền Horyuji. Đây là ngôi đền đã được xếp hạng Di sản thế giới tại tỉnh Nara.
>> Xem thêm: Thấy mộ con gái bị mất vài đồ vật, bà mẹ khóc nức nở khi xem lại cảnh tượng từ camera ghi lại
Lịch sử Nhật Bản ghi nhận đền Saimyoji được biết tới là một trong ba ngôi đền cổ lớn nhất ở khu vực Koto, nằm ở trung tâm phía bắc của Higashi-Omi, tỉnh Shiga hiện nay. Sảnh chính của đền xây vào đầu thế kỷ 13, được cải tạo lại vào giữa thế kỷ 14.