Tin mới

Tìm thấy cánh tay tượng Phật cổ rơi rớt ở Sóc Trăng

Thứ sáu, 17/07/2020, 18:45 (GMT+7)

Trước đó, người dân cũng đã phát hiện một tượng đá bị khuyết tay chân gần chùa Bốn Mặt ở Sóc Trăng.

Sáng ngày 17/7, một số nam sinh sống ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) khi đang chơi ở bờ ruộng phía trước chùa Bốn Mặt đã phát hiện một cánh tay của tượng đá, được cho là thần bảo hộ Vishnu, theo tin tức từ Tri thức trực tuyến và Dân trí.

Cận cảnh tượng Phật được tìm thấy ở Sóc Trăng (ảnh Dân trí)

Sau đó, 1 cánh tay đã được tìm thấy ngoài cánh đồng (ảnh Zing.vn)

Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản trị chùa Bốn Mặt đã mang cánh tay này vào đặt phía trước pho tượng đang được trưng bày. Được biết trước đó, pho tượng được đơn vị thi công dự án Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên (gần chùa Bốn Mặt) đào lên từ khu vực Giếng Tiên.

>> Xem thêm: Chiếc ghế gỗ sồi bị dính lời nguyền chết chóc mang bi kịch của một gia đình

Ban đầu, các công nhân cho rằng đây là một bức tượng bình thường nên không quan tâm, đưa ra để ở một đám ruộng gần đó. Nhưng sau khi tìm thấy bộ phận khiếm khuyết, người dân địa phương đã mang bức tượng đến dâng cho nhà chùa. Nhà chùa cũng đã báo cáo lên chính quyền địa phương và ngành chức năng.

Cánh đồng nơi phát hiện cánh tay tượng Phật cổ bị rơi rớt (ảnh Dân trí)

Theo các chuyên gia về văn hóa ở địa phương, có thể bức tượng này là tượng thần bảo hộ Vishnu, một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) gồm Vishnu, Shiva, Brahma, tạo nên bộ ba các vị thần lớn được gọi là Tam vị.

>> Xem thêm: Thấy tiếng động lạ trong chăn, người đàn ông hiếu kỳ lật ra rồi suýt ngất

Cũng có ý kiến khác cho rằng, pho tượng có thể thuộc phái Nam tông, không phải vua như bà con ở địa phương đồn đoán. Theo quan sát, bức tượng đá có màu đen, đã bị gãy tay và bị mất phần chân, phần đầu và phần thân tương đối nguyên vẹn, các nét hoa văn vẫn còn đậm nét theo lối kiến trúc cổ. Chiều dài tượng khoảng 1m, chiều ngang chừng 0,5m mét.

Hiện tượng đã được rước về chùa (ảnh Dân trí)

Người dân tìm đến xem vì hiếu kỳ (ảnh Dân trí)

Phía Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực tiếp xuống tìm hiểu, nắm sự việc và sẽ có những đánh giá, nhận định trong thời gian tới.

>> Xem thêm: Nghe xác ướp Ai Cập 3.000 năm tuổi chậm rãi phát ra tiếng nói ám ảnh

Trước mắt, trong khi chờ đánh giá chính xác về nguồn gốc và niên đại của bức tượng, mấy ngày qua, nhiều người hiếu kỳ đã đổ về chùa xem tượng rất đông. Có người thậm chí còn "xin" cả nắm đất nơi phát hiện ra bức tượng để về thờ cúng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news