Tượng Đại Phật tại đền Todaiji, Nara nằm cách thủ đô Tokyo 26 dặm đã có niên đại 1.200 năm tuổi. Đây được xem là một trong những biểu tượng Phật giáo lớn của nước này.
Tượng Đại Phật tại đền Todaiji (ảnh internet)
Theo sử sách ghi lại, tượng Phật có chiều cao 15m, trên đầu Phật có 966 lọn tóc xoắn ốc, mỗi lọn tóc có đường kính gần 23cm, dài 20cm và nặng tới 1,19kg.
>> Xem thêm: Sửa sang sân trường vô tình 'mở cửa' mật thất chứa mộ cổ 1.300 tuổi
Tuy nhiên, gần đây những nhà sử học thống kê lại bỗng khó hiểu vì số lọn tóc hiện giờ trên đầu của tượng Phật chỉ còn 483 lọn, con số này còn chưa được một nửa so với số lọn tóc được ghi chép lại trong cuốn lịch sử của ngôi đền.
Tượng Đại Phật được xác định là mất hơn một nửa số tóc so với ghi chép ban đầu (ảnh internet)
Vì sự khác biệt quá lớn này, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát để đếm lại chính xác số lọn tóc, hay còn được gọi là "rahotsu", còn sót lại cho tới nay.
>> Xem thêm: Người đàn ông đào được hũ nước lạ tưởng vật báu, ai ngờ suýt phạm điều cấm kỵ
Ông Takeshi Oishi, một giáo sư thuộc Viện Khoa học Công nghiệp, Đại học Tokyo cho biết các chuyên gia đã tiến hành thực hiện phân tích 3D chuyên sâu bằng phương pháp quét laser phần đỉnh của bức tượng khổng lồ. Sở dĩ, họ sử dụng phương pháp đắt đỏ này là bởi trên đỉnh tượng có gắn một "vầng hào quang" bằng vàng, do đó không thể lại gần được.
Trên đỉnh tượng Phật có hào quang vàng nên các chuyên gia phải quét laser (ảnh internet)
Theo đánh giá của các chuyên gia, có thể sự thiếu thống nhất trong việc ghi chép các lọn tóc là lý do khiến thống kê có sự khác biệt. Bởi trước đó, tượng Phật cũng đã được tu sửa sau khi bị một số hư hại, trong các cuộc chiến tranh. Hiện bí ẩn về tượng Phật bị rụng tóc vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
>> Xem thêm: Người dân Hà Tĩnh tìm thấy 2 chiếc thuyền cổ trăm tuổi khi đi đánh cá
Cận cảnh quá trình vệ sinh, trùng tu lại tượng Phật (ảnh internet)
Thời xa xưa, Nara là cố đô của Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo 26 dặm. Bức tượng Đại Phật là một điểm luôn thu hút khách du lịch đến thăm quan để tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống từ cách đây hàng nghìn năm.