Cách đây 50 năm, một bức tượng Đức Phật khổng lồ được xây từ thời nhà Đường cùng hàng ngàn bức phù điêu tượng Phật nhỏ đã bị nhấn chìm dưới nước do việc xây dựng hồ chứa Hắc Long ở huyện Nhân Thọ, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Cận cảnh tượng Đức Phật 1.300 năm tuổi (ảnh chụp màn hình)
Kể từ tháng 4 năm nay, khi mực nước của hồ chứa giảm mạnh, sau 50 năm ngủ quên bức tượng đã lộ diện, nổi lên sừng sững giữa lòng hồ.
>> Xem thêm: 4 nhà tiên tri nhí sở hữu năng lực xứng danh hậu duệ Vanga
Được biết, tượng Phật ở tư thế ngồi, cao 16 m, rộng 7,2 m. Tượng được xây dựng trên vách đá cao 760m so với mực nước biển ở dãy núi Long Tuyền. Đây cũng là bức tượng Phật bán thân lớn và duy nhất ở Trung Quốc được xây dựng vào năm thứ 3 triều đại nhà Đường (năm 707).
Các bức tượng phù điêu kích thước nhỏ (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của phong hóa, phần đầu bức tượng đã bị thay đổi. Theo chính quyền địa phương, quá trình phục chế tượng cổ sẽ được bắt đầu vào tháng 7 tới đây.
Nới phát hiện bức tượng (ảnh chụp màn hình)
Đại diện huyện Nhân Thọ - ông Xu Cheng Cun, Cựu giám đốc văn hóa đồng thời là giám đốc Cục quản lý di tích văn hóa tượng Phật Lệ Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cho biết: "Suốt trong nhiều thập kỷ, bức tượng Phật vĩ đại này gần như chưa từng xuất hiện. Khi mùa mưa tới, mực nước dâng cao khiến bức tượng lại bao trùm trong nước".
>> Xem thêm: Điểm danh những cái chết lãng xẹt nhất lịch sử, nghe lý do phải bật cười
Những tàn tích còn lại xung quanh bức tượng (ảnh chụp màn hình)
Theo một chuyên gia nghiên cứu hang động nổi tiếng ở Trung Quốc nhận định, nếu có thể, giới chức địa phương nên cố gắng để khống chế mực nước hồ chứa. Đó là cơ hội hiếm có để tượng Đức Phật xuất hiện. Vì vậy việc thu thập, nghiên cứu và trùng tu tượng Phật cổ hàng nghìn năm tuổi cũng là cách để bảo vệ các di tích văn hóa.