Nạn trộm mộ ở Trung Quốc trong hàng thập kỷ qua luôn được xem là một trong những vấn đề vô cùng nhức nhối.
Vào năm 1972, một vụ nổ được gây ra bởi những kẻ trộm mộ tại khu vực lăng mộ hoàng tộc ở Nội Mông.
Trong lăng mộ, ngoài vô số của cải đắt giá được phát hiện thì người ta sửng sốt khi phát hiện xác ướp của một người phụ nữ còn khá nguyên vẹn, còn nguyên lớp da dù đã được chôn cất cách đây hơn 200 năm.
Đáng nói nhất là xác ướp này mặc long bào - một trong những điều mà giới khảo cổ học trước nay chưa từng thấy.
Trong thời kỳ phong kiến Trung Hoa, hoàng đế chính là người duy nhất được mặc long bào. Thậm chí đến hai người phụ nữ quyền lực bậc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa là Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái hậu cũng không được mặc khi chôn cất.
Chính vì thế khi nhìn thấy thi thể của người phụ nữ này, nhiều người không khỏi tò mò và thân thế bí ẩn thật sự của người phụ nữ này.
Theo những gì được sử sách Trung Hoa nghi lại thì Khang Hi được biết đến là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất.
Lên ngôi khi mới 8 tuổi và trực tiếp nắm quyền điều hành đất nước khi 14 tuổi, Khang Hi là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc nên được gọi là'thiên cổ đệ nhất đế'.
Ít ai biết rằng, Khang Hi là vị vua rất coi trọng những người trong gia đình và dành một tình yêu sâu đậm với hoàng hậu. Dẫu vậy, điều khiến người đàn ông quyền lực nhất triều đại nhà Thanh đau đớn chính là việc 9 hoàng tử của mình sẵn sàng giết hại lẫn nhau để tranh giành ngôi báu.
Quá đau lòng và thất vọng với các hoàng tử, Khang Hi đã dành hết tình yêu thương cho con gái. Đó chính là công chúa Cố Luân Vinh Hiến - công chúa thứ 3 nhưng lại là người lớn nhất trong những người con gái thành niên của ông vì 2 người con gái đầu lòng đều không may mất sớm.
Lý do Hoàng đế Khang Hi yêu quý Vinh Hiến công chúa một phần nữa cũng là bởi vì mẹ cô là Vinh phi Mã Giai thị - một trong những phi tần đầu tiên của mình.
Trong vòng 6 năm, Vinh Phi đã sinh hạ cho hoàng đế Khang Hi 5 người con. Dù sau này, Vinh Phi không còn được sủng ái nhưng vị hoàng đế triều Thanh vẫn hết mực yêu quý cô con gái là Vinh Hiến.
Theo truyền thống của nhà Thanh, các công chúa thường sẽ phải kết hôn với những người Mông Cổ để giữ mối giao hảo của hai nước.
Năm 19 tuổi, công chúa được gả cho Ô Nhĩ Cổn - con trai của Trát Tát Khắc Đa La Quận Vương Ngạc Tề Nhĩ ở Mông Cổ.
Ô Nhĩ Cổn là cháu ngoại của Hoàng Thái Cực - vị hoàng đế khai quốc nhà Thanh và cũng được coi là dòng dõi của Hoàng thất, được vua Khang Hi vô cùng yêu quý.
Thông lệ thì các công chúa sẽ được gả từ năm 12-15 tuổi nhưng vì không muốn rời xa người con mà mình yêu quý nên ông đã trì hoãn cho đến khi ái nữ của mình đủ 19 tuổi (1706).
Sau đó 3 năm, Khang Hi lâm bệnh nặng và công chúa Vinh Hiến đã tức tốc từ Mông Cổ trở về, ở bên và trông chừng cha liên tục 4 ngày 4 đêm. Cũng trong năm đó, bà được tấn phong là Cố Luân Vinh Hiến Công chúa.
Những gì được sử sách ghi lại cho thấy sau khi kết hôn, Khang Hi nhiều lần đích thân đến thăm con gái của mình ở Mông Cổ xa xôi - điều mà chưa vị hoàng đế Trung Hoa nào làm.
Trong khi đó, về phía công chúa Vinh Hiến, cô cũng vì cha mình mà cho xây dựng một hành cung ở Ba Lâm bộ - đây là Hoàng đế Hành cung duy nhất ở biên cương phía Bắc của Trung Hoa.
Năm 1721 Ô Nhĩ Cổn qua đời và một năm sau đó Khang Hi cũng băng hà. Năm 1728, Cố Luân Vinh Hiến mất và được an táng tại Nội Mông.
>>XEM THÊM: Những 'tử địa' bí ẩn ở Trung Quốc khiến nhiều người 'bay màu' không dấu vết (P2)
Ít ai biết, lăng mộ của công chúa Vinh Hiến được xây dựng vô cùng xa hoa với tổng diện tích lên đến 5.000m2.
Thi hài của Vinh Hiến công chúa cũng được bảo tồn vô cùng tốt.
Năm 1972, những kẻ trộm đã tìm ra lăng mộ của Vinh Hiến công chúa, tất cả đều sửng sốt khi thi thể của công chúa vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt là mái tóc đen và làn da vẫn còn đàn hồi.
Vinh Hiến được chôn cất cùng nhiều đồ vật quý giá, chân mang giày gấm đỏ thêu hoa và trên người mặc nhiều phục sức với long bào.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc nhận định rằng việc thi hài công chúa được mặc long bào khi hạ táng là do di nguyện của hoàng đế Khang Hi trước khi qua đời. Điều này đủ để thấy Khang Hi yêu quý con gái của mình như thế nào.