*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Do quan trên chỉ định
Thời xưa, nếu một người thiếu nữ tới 15 tuổi vẫn không có ai hỏi cưới, trong khi đó cũng xuất hiện những nam tử vì quá nghèo không cưới được vợ thì quan địa phương sẽ có quyền chỉ định hôn sự cho họ. Quan địa phương sẽ có trách nhiệm tuyệt đối không để có tình trạng ế chồng, ế vợ.
Ép buộc thiếu nữ phải lấy chồng
Các thiếu nữ đến tuổi cập kê (khoảng 15 tuổi) vẫn chưa chịu lấy chồng thì sẽ bị phạt tiền. Những người phụ nữ từ 15 tuổi mà chưa có đối tượng trong thời Hán Huệ Đế sẽ bị liệt vào danh sách theo dõi. Tới 30 tuổi vẫn chưa đi lấy chồng, người phụ nữ này sẽ phải nộp thuế gấp 5 lần người thường. Thậm chí vào thời Nam Bắc Triều, thiếu nữ 15 tuổi chưa gả thì người nhà còn bị đi tù vì quản giáo không nghiêm.
Chính sách một vợ nhiều chồng
Thời xưa dù khắt khe nhưng vẫn có những Chính sách đặc biệt cởi mở trong chuyện kết hôn để duy trì nòi giống cho đất nước. Theo ghi chép, ở những địa phương có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ thì vua sẽ cho phép nơi đó bố trí một vợ có nhiều chồng.
Góa phụ tái giá
Thời xưa, chiến tranh liên miên khiến nhiều người đàn ông phải bỏ vợ nơi chiến trường. Nếu 1 địa phương có tình trạng mất cân bằng giới tính, đàn ông qua đời quá nhiều thì chính quyền sẽ cổ vũ phụ nữ góa chồng tái giá.
Hạn chế số lượng lấy vợ bé của người giàu
Khi tình trạng những nhà quyền quý nhiều tiền cưới vợ, nạp thiếp rất nhiều, trong khi đàn ông gia cảnh bình thường lại không cưới được vợ, chính quyền đã ban hành luật lệ rằng số lượng thiếp thất của một người sẽ bị hạn chế, không được vượt quá quy định.
Tổ chức đại hội mai mối, gặp gỡ
Để tạo điều kiện cho nam thanh, nữ tú đến tuổi trưởng thành gặp nhau, chính quyền đã tổ chức những buổi gặp gỡ gọi là "Đại hội tương thân". Trong đại hội này, các chàng trai, cô gái sẽ ăn mặc đẹp đẽ, đến giao lưu và chọn ra người phù hợp để kết hôn. Đến tuổi, chưa có đối tượng mà không chịu tham gia sẽ bị chính quyền xử phạt theo quy định.
Ảnh minh họa