Tin mới

Ba thách thức lớn phải đối mặt trong làn sóng Covid-19 tại Đà Nẵng

Thứ sáu, 31/07/2020, 08:40 (GMT+7)

Chủng mới nCoV lây lan nhanh, nhiều nhân viên y tế nhiễm, khó xác định nguồn lây FO được xem là 3 thách thức lớn trong làn sóng Covid-19 hiện nay.

Thông tin mới nhất trên báo Vnexpress cho hay liên quan đến tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát tại Đà Nẵng, bác sĩ Bùi Vũ Bình, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, chia sẻ nhận định này trong buổi Cập nhật chẩn đoán và điều trị Covid-19 trong thực hành lâm sàng

Theo ông Bình, 3 thách thức lớn trong phòng tránh Covid-19 hiện nay tại Đà Nẵng gồm: Khó xác định nguồn lây F0, chủng mới nCoV tại Đà Nẵng lan nhanh, nhiều nhân viên y tế nhiễm.

Theo đó, các ca nhiễm mới từ Đà Nẵng hiện không xác định được nguồn lây, có xu hướng tăng, lây lan trong cộng đồng.

Nhân viên y tế trong khu cách ly tại BV Đà Nẵng. Ảnh: Vnexpress

Bác sĩ Bình đã đưa ra nhận định ' Làn sóng Covid-19 thứ hai ở Việt Nam lần này nguy hiểm hơn rất nhiều so với lần trước, có rất nhiều thách thức đặt ra'..

Virus nCoV lây nhiễm ở Đà Nẵng thuộc chủng mới: Dễ lây lan hơn, mức độ nguy hiểm cao hơn. Ca nhiễm lần này không chỉ người già, trẻ em, người có bệnh nền và có nhiều người trẻ, sức khỏe tốt, có thói quen di chuyển nhiều. Tạo điều kiện cho nCoV lan rộng.

Rất khó xác định được nguồn lây nhiễm (FO) để có thể khoanh vùng dịch và dập dịch hiệu quả được xem là thách thức thứ 2.

Những ca nhiễm đầu tiên tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi đúng thời điểm du lịch với nhiều người di chuyển về địa phương có nguy cơ tiềm tàng để lây bệnh về địa phương rất lớn.

Việc không phong tỏa Đà Nẵng sẽ gây ra nhiều thách thức, nếu không cẩn thận, những người từ Đà Nẵng về địa phương trong bối cảnh nguồn lực y tế chưa được cải thiện sau đợt một chống dịch.

 

Hiện năng lực y tế của các tỉnh thành khác nhau, nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất lớn. 
Thách thức thứ ba là tỷ lệ nhân viên y tế mắc Covid-19 rất cao.

Theo bác sĩ Bình, đây là điều 'rất nguy hiểm'. Hiện đã có 4 nhân viên y tế của Đà Nẵng nhiễm bệnh với nguy cơ cao lây nhiễm cho nhau và những người khác, lây nhiễm bệnh nhân, những người có sức đề kháng yếu.

Đối với các bệnh viện, cần tăng cường năng lực hệ thống y tế.

Đặc biệt tăng cường bảo hộ nhân viên y tế, đồng thời thực hiện biện pháp phòng dịch một cách khoa học.

Các cơ quan chức năng cần phối hợp xử lý nghiêm những trường hợp đăng tải sự thật. Người dân cũng không nên tin những thông tin lan truyền trên MXH.

Các bệnh viện tăng cường phòng ngừa Covid-19 bằng cách khuyến cáo người vào bệnh viện đeo khẩu trang, vệ sinh tay và tổ chức sàng lọc phân luồng tốt, quản lý an toàn người bệnh và người nhà.

Đặc biệt cần quản lý nguy cơ của nhân viên thuê ngoài như: nhân viên nhà ăn, nhân viên bảo vệ, sửa chữa điều hòa, nhân viên vận chuyển chất thải y tế và các dịch vụ khác... Bài học các ca nhiễm từ nhân viên cung cấp nước ở bếp ăn Công ty Trường Sinh tại Bệnh viện Bạch Mai hồi tháng 3, là một ví dụ.

Theo bác sĩ Bình 'Thời gian 99 ngày không có ca lây nhiễm, người dân, chính quyền khá chủ quan'.

>>> Xem thêm: Khẩn cấp truy vết một ca bệnh quốc tịch Mỹ

Trong một diễn biến khách trên Pháp luật TP HCM, trước tình hình phát hiện 45 ca nhiễm mới tại Đà Nẵng, TP này đã lập bệnh viện dã chiến giúp giảm tải cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

Theo đó, địa chỉ được chọn là Cung thể thao Tiên Sơn.Đây được xem là nhà thi đấu tại quận Hải Châu, được khánh thành vào năm 2010 nhằm phục vụ Đại hội thể thao toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng.

Cung thể thao có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, hình dáng giống đĩa bay, gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi, diện tích hơn 10.000 m2.

Năm 2017, cung thể thao này đã từng được đầu từ 84 tỷ đồng để cải tạo và phục vụ APEC (Gala Dinner cho 1.200 doanh nhân).

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Đà Nẵng