Tin mới

Bằng chứng "kho báu 4.000 tấn vàng" chôn giấu dưới 3 giếng cổ ?

Thứ tư, 23/03/2016, 11:43 (GMT+7)

Ngày 22/3, ông Huỳnh Văn Đợi (TP HCM)- người trình báo về phát hiện mới về "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận đã đến cơ quan chức năng cung cấp các bằng chứng để khẳng định kho báu núi Tàu được chôn giấu dưới 3 giếng cổ.

Theo tin tức trên báo Vietnamnet, Pháp luật TP HCM, tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, ông Đợi đã trình bày một bản báo cáo dài mà ông đã dày công sưu tầm, nghiên cứu suốt 5 năm qua.

Trong báo cáo của ông Đợi, 

Tại cuộc họp, ông Đ. đọc một bản báo cáo khá dài và cho biết ông đã dày công sưu tầm, nghiên cứu. Theo ông Đ., kho báu này xuất phát từ tấm mật đồ của Thiếu tá Lê Văn Bường, Tỉnh trưởng tỉnh Bình Tuy. Sau đó ông Trần Văn Tiệp nắm giữ và ông Tiệp đã khởi động hành trình truy tìm kho báu hàng chục năm nhưng không có kết quả.
Ông Đ. cho biết ông đã đến xã Phước Thể nhiều lần và tình cờ phát hiện một giếng nước có loại đá rất lạ. Đưa máy xuống dò thì máy báo có kim loại. Từ tình tiết này ông Đ. khẳng định phía dưới giếng là bê tông cốt thép do con người tạo ra. Tiến hành kiểm tra phát hiện thêm hai giếng nước cổ nữa cũng có loại đá này nên ông Đ. khẳng định có khả năng quân đội Nhật giấu hàng ngàn tấn vàng dưới đáy ba giếng nước.
Tại cuộc họp, ông Đ. cũng đưa ra tấm mật đồ kho báu và cho biết đây là tấm mật đồ ông Tiệp đang giữ và ông có được nhờ sưu tầm trên mạng. Ông Đ. cho biết do ông không đủ khả năng tài chính để tiến hành thăm dò, truy tìm kho báu nên cung cấp cho địa phương để có kế hoạch bảo vệ, thăm dò.
Trao đổi với ông Đ., đại diện UBND huyện Tuy Phong cho biết những phiến đá mà ông Đ. cho là đá lạ thực tế là đá quánh. Đá quánh là tài nguyên độc đáo ở khu vực do sỏi và cát biển quánh chặt vào nhau và trải dài ven biển. Để khai thác loại đá này, người dân phải dùng đục sắt đẽo thành từng viên hình chữ nhật bán làm vật liệu xây dựng. Tại Phước Thể có rất nhiều ngôi nhà xây dựng bằng loại đá độc đáo này.

 

Trong báo cáo dài 7 trang đánh máy, ông Đợi đã trình bày những nội dung mà ông cho là kết quả dày công nghiên cứu trong suốt 5 năm qua.
Vì sao ông Đợi đi tìm kho báu
Thông tin chung về kho báu, ông Đợi trình bày đã nghiên cứu từ sách báo và internet và tin là từ năm 1931 - 1945 Nhật đã xâm lược 12 quốc gia và vơ vét hàng ngàn tấn châu báu, có giá trị ước tính hàng vạn tỷ đô la Mỹ. Số của vàng bạc này người Nhật đúc thành thỏi để vận chuyển về nước. Đến năm 1943 do bị hải quân Mỹ phong tỏa đường biển nên quân đội Nhật đã tìm cách chôn giấu ở Việt Nam và Philippin.
Ông Đợi kể câu chuyện về tướng Yamashita chôn kho báu và giết hại những người tham gia việc chôn giấu ở Philippin. Riêng tại Việt Nam vẫn là câu chuyện kể xung quanh những nhân vật như Ngô Đình Nhu, Lê Văn Bường, Trần Văn Tiệp, Nguyễn Văn Hiền là những người đã tiếp cận được thông tin và bản đồ kho báu sau đó là hành trình tìm kiếm kho báu của họ.
Những câu chuyện được gọi là "cơ sở lý luận" mà ông Đợi đưa ra - theo những người tham dự buổi làm việc là không có gì mới. Những thông tin này chỉ cần vào internet tìm kiếm sẽ có rất nhiều.
Ông Đợi cho rằng có 4 lý do khẳng định có người Nhật đã xuất hiện ở khu vực núi Tàu đã khiến ông quyết định đi tìm kho báu. Đó là năm 1943 - 1944 có nhiều nguồn thông tin nói rằng quân đội Nhật đã xuất hiện ở núi Tàu. Sau đó năm 1976 tỉnh đội Bình Thuận đã phát hiện một chiếc tàu rỗng ruột của quân đội Nhật bị đắm cách Cù Lao Câu 3 hải lý.
Ngoài ra theo ông Đợi, có nhiều nguồn thông tin cho rằng người Nhật đến núi Tàu tìm kiếm kho báu, cụ thể một công ty Nhật đến khu vực núi Tàu nuôi tôm có nhiều dấu hiệu khả nghi liên quan đến việc tìm kiếm kho báu.
Khi được hỏi có cơ sở gì chứng minh cho các lý do trên thì ông Đợi đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào mà chỉ nói là tự bản thân nghiên cứu và nhận định như vậy.
Kho báu không ở trên núi


Ông Đợi cho rằng khi ông đến núi Tàu thị sát đã đưa ra nhận định ngay kho báu không thể nào chôn trên núi, vì khoảng cách từ núi Tàu ra biển khoảng 1km và phải qua vùng đầm lầy nên không thể nào vận chuyển hàng ngàn tấn vàng qua vùng đầm lầy bằng sức người được (?). Vì vậy ông đã đi khảo sát ở khu vực bờ biển và nhận thấy nhiều điều bất thường như: ở đây có một loại đá rất kỳ lạ, người dân gọi đá quánh, là cát đông cứng thành khối và nghi ngờ đây là đá nhân tạo. Rất có thể ai đó làm đông cứng lại cát để bảo vệ một vật gì đó.
Sau đó ông Đợi phát hiện 1 cái giếng và lại nghi ngờ tại sao gần bờ biển lại có giếng nước ngọt sâu 7m.
Từ những nghi ngờ đó, ông Đợi đã dùng máy dò kim loại ở khu vực có đá quánh tại khu vực Cửa Sứt, khi dò một đường thẳng khoảng 20m trên mặt đất thì máy báo có kim loại…
Theo trình bày của ông Đợi, ông đã thuê 2 người dân địa phương nạo vét cái giếng này và phát hiện từ miệng giếng xuống 2m có một lớp xi măng bo tròn bốn góc, xuống sâu đến 4m thì bốn phía thành giếng đều có mặt cắt ngang của một tấm bê tông đúc khoảng 40cm. Sau đó ông Đợi đã dùng máy dò kim loại kiểm tra thì máy báo trong tấm bê tông có kim loại, từ đó ông cho rằng tấm bê tông này có cốt thép.
Căn cứ vào khoảng cách trên mặt đất từ miệng giếng đến hết vị trí máy dò báo có kim loại, ông Đợi cho rằng tấm bê tông nằm phía dưới giếng phải dài tối thiểu 25m. Từ đó "không còn nghi ngờ gì nữa, bằng phương pháp loại trừ tôi khẳng định đây chính là tấm bê tông nắp hầm của kho báu", ông Đợi đã phát biểu.
Chưa hết, ông Đợi trình bày, khi vét hết phần giếng còn lại thì phía dưới tấm bê tông là đất sét dày 1,8m và có 2 ký hiệu khắc vào đất sét như 2 mũi tên đi về 2 phía theo hướng dọc theo bờ biển.
Sau đó ông Đợi đã kiểm tra giếng thứ 2 ở gần đó có hình vuông mỗi cạnh 1m và cũng phát hiện cách mặt giếng 7m cũng có một tấm bê tông dày tương tự, nhưng không xác định được chiều dài tấm bê tông này vì máy đo kim loại của ông chỉ đo sâu được 4,5m, trong khi đó tấm bê tông nằm sâu đến 7m.
Khi kiểm tra giếng thứ 3 mà ông Đợi cho là người dân địa phương nói nằm trong khu vực nuôi tôm của người Nhật trước đây cũng có giếng hình vuông nhưng không hiểu sao đã thả bi tròn và có nhiều nước trong giếng nên ông đã không xuống kiểm tra được.
Từ vị trí 3 cái giếng này ông Đợi giải trình rằng khi đối chiếu với tấm bản đồ ông tìm được trên internet mà tấm bản đồ gốc đang do ông Trần Văn Tiệp giữ thì ông Đợi thấy có sự trùng khớp.
Ngoài ra ông Đợi còn cho rằng thập niên 80 - 90 khu vực này người dân gặp rất nhiều xương người, thậm chí có hố chôn tập thể 4 - 5 người, điều này là bằng chứng chứng minh sau khi chôn xong kho báu toàn bộ tù binh tham gia việc chôn giấu đã bị giết chết để bịt đầu mối và ông còn nghe nói trước đây khu vực này có người đã đào được vàng miếng và đồ cổ tại khu vực này.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news