Không chỉ phụ huynh học sinh bức xúc với việc tăng tiền bảo hiểm y tế mà giáo viên cũng căng thẳng trong việc đốc thúc và thu tiền giúp ngành bảo hiểm.
Việc thu bào hiểm y tế của học sinh khiến nhiều giáo viên cảm thấy mệt mỏi. Ảnh: Internet |
Như đã phản ánh trước đó, vừa khai giảng năm học mới nhưng nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc về tiền đóng bảo hiểm y tế năm học mới. Vì so với năm ngoái, tiền học phí năm nay đã tăng từ 3% mức lương cơ sở lên 4,5%. Đối với học sinh vào lớp 1 và sinh viên năm nhất, các em còn phải đóng học phí 15 tháng.
Tiền bảo hiểm y tế tăng không chỉ là gánh nặng cho phụ huynh mà còn khiến nhiều giáo viên "dở khóc dở cười" khi nhiều cha mẹ học sinh không biết, cho rằng nhà trường, giáo viên tự tăng giá nên có cái nhìn không thiện cảm và không hợp tác đóng góp với nhà trường, trong khi họ chỉ là những người đi thu hộ.
Không những thế, nhiều giáo viên còn phàn nàn rằng, không những họ phải thu tiền bảo hiểm một cách vất vả do sự không đồng tình của phụ huynh mà họ có thể bị hạ thi đua, gặp rất nhiều áp lực nếu không thu đủ 100% bảo hiểm y tế với học sinh.
Giải thích vì sao giáo viên lại làm công việc "không hợp với giáo dục" này, trên Vietnamnet, ông Nguyễn Đình Khương, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, trong nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã nêu, cả hệ thống chính trị các bộ các ngành, các cấp, chúng ta phải tập trung chăm lo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho toàn dân. Hơn nữa, việc nhà trường thu bảo hiểm là một cách thể hiện sự quan tâm tới học sinh, chăm lo cho sức khỏe ban đầu của các cháu.
Được biết, với việc thu bào hiểm của học sinh nhà trường sẽ được hưởng 4% hoc hồng từ ngành bào hiểm và 7% hoa hồng từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Tiền hoa hồng liệu giáo viên có đến được tay giáo viên? Chỉ biết họ đã khó khăn và vất vả trong việc đốc thúc học sinh và phụ huynh nộp đầy đủ và phải bỏ thời gian để làm công việc “không hợp với giáo dục” cho lắm.
Lê Vy (tổng hợp)