Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó mưa lũ.
Tri thức trực tuyến và Người lao động đưa tin cho hay theo công điện do anrhhuowngr của các đợt áp thấp và đặc biệt ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to, gây ngập úng tại nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái; riêng tại các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái đã xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 21 người chết và mất tích.
Lũ quét khiến 3 căn nhà ở bản Hắc (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) bị san phẳng. Trong đó có bốn người trong một gia đình thiệt mạng gồm: Bà Lê Thị Biến (75 tuổi), ông Vi Văn Thiên (40 tuổi, con bà Biến), Hà Thị Biển (28 tuổi, con dâu ông Thiên) và cháu Vi Thị Huyền Trân (4 tuổi, con gái chị Biển). Ảnh: Tri thức trực tuyến |
Trong những ngày tới, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại TP Yên Bái.
Đồng thời, trên biển Đông đang có nguy cơ xuất hiện các hình thế thời tiếtnguy hiểm (áp thấp nhiệt đới, bão). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19 ngày 13-/7 của Thủ tướng Chính phủ về phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh đang bị nhiều thiệt hại trong đợt mưa lũ này như Thanh Hóa và Yên Bái, tập trung khắc phục hậu quả, đồng thời triển khai ứng phó mưa lũ.
Theo văn phòng ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 20/7, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 31 người chết và mất tích. Cụ thể, 10 người chết (Yên Bái 6; Thanh Hóa 4); 21 người mất tích (Yên Bái 18, Thanh Hóa 2, Sơn La 1).
Mưa lũ, sạt lở đất cũng đã làm sập trôi 27 nhà, hư hỏng 901 nhà, ngập 948 nhà, hư hại 80.995 ha lúa và hoa màu, chết 3.964 gia súc, gia cầm.
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, TP Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
Tại Thanh Hóa, mưa lũ nhiều ngày đã gây nên thiệt hại lớn về người và tài sản.
Có 730 ngôi nhà bị ngập nước (tập trung chủ yếu tại huyện Tĩnh Gia), 6 ngôi nhà bị đổ sập do mưa và lũ cuốn trôi, hơn 14.000 ha lúa bị ngập, trong đó có 10.69 ha bị ngập trắng, hơn 2.000 ha bị thiệt hại hoàn toàn, gần 2.500 ha hoa màu, rau quả của người dân bị mưa lũ nhấn chìm.
Đặc biệt, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra rạng sáng 20-7 tại bản Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, khiến ông Vi Văn Thiên và mẹ ruột là bà Vi Thị Biến tử vong, chị Hà Thị Biển (con dâu ông Thiên) và cháu Vi Thị Huyền Trân (cháu nội ông Thiên) mất tích. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã tới hiện trường thăm hỏi những gia đình gặp nạn, chỉ đạo UBND huyện Lang Chánh và các ngành chức năng nhanh chóng khắc phục hậu quả trận lũ quét, ổn định đời sống cho người dân.
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 20/7, nhiều nơi trên địa bàn vẫn bị ngập úng, cô lập, nhiều tuyến đường vẫn bị nước lũ chia cắt. Mưa bão gây thiệt hại lớn đối với các huyện miền núi như: Quy Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong...
Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, cho biết mưa bão đã khiến gần 300 ha lúa, hoa màu bị ngập úng, vùi lấp, 4 ngôi nhà bị sập, hơn 20 nhà bị tốc mái, sạt lở.
Nhiều đoạn quốc lộ, tỉnh lộ, đường vào các khu tái định cư bị sạt lở nghiêm trọng với khoảng hơn 2.000 m3 đất đá, khiến nhiều bản làng bị cô lập. Huyện đang tập trung mọi lực lượng phối hợp với công an, biên phòng giúp dân sửa lại nhà để sớm ổn định cuộc sống.
Minh Di (tổng hợp)