Một thương lái từ Hà Nội đã gọi điện trả giá 500 triệu đồng để mua con cá sủ vàng nặng 3,2kg do người dân ở Vĩnh Long bắt được.
Theo tin tức trên báo Tri Thức Trẻ, người dân may mắn bắt được cá sủ vàng là anh Nguyễn Văn Phụng (35 tuổi, ngụ ấp Lăng, xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).
Trước đó vào tối ngày 28/12/2015, một con cá lạ màu vàng đã mắc vào lưới câu của anh Phụng. Sau khi đem con cá lạ này về nhà, nhiều người dân đến xem và cho rằng đây là con cá sủ vàng quý hiếm.
Con cá sủ vàng này nặng 3,2kg, toàn thân có vảy màu vàng óng.
Cũng theo lời anh Phụng, nhiều thương lái đã đến xem, xác nhận đây là đúng là cá sủ vàng và đề nghị được mua con cá này. Đặc biệt, có một thương lái ngoài Hà Nội đã gọi điện vào, trả giá khoảng 500 triệu đồng nếu con cá này là cá sủ vàng.
Bắt được cá sủ vàng nặng 3,2kg giá nửa tỷ đồng ở Vĩnh Long. Ảnh báo Tri Thức Trẻ |
“Một mặt, tôi cố đợi thương lái ở Hà Nội vào xem cá, mặt khác vợ chồng tôi cố bảo quản con cá này thật tốt để đợi ngày đổi đời vậy”, anh Phụng giãi bày. Hiện tại, người nông dân ấy đã chia "ca trực” canh chừng cá với các thành viên trong gia đình vì sợ kẻ trộm đột nhập lấy cá thì “tay trắng lại hoàn trắng tay", báo Tri Thức Trẻ dẫn lời anh Phụng.
Trước đó, báo VOV đăng tải thông tin, vào ngày 24/11/2015, anh Nguyễn Minh Nhật, trú tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình câu được một con cá sủ vàng nặng gần 3kg tại khu vực cảng Gianh.
Nghe tin anh Nhật bắt được cá quý hiếm, rất nhiều người dân và thương lái đã đến xem. Nhiều người khẳng định đây là con cá sủ vàng, có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trao đổi với Pv báo Người Đưa Tin, GS Mai Đình Yên, Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng nhận định, có thể con cá ngư dân Đấu bắt được là cá sủ vàng. Loài cá này thường bơi vào vùng cửa biển để kiếm ăn.
Theo GS Yên, loài cá sủ vàng này được bán với giá rất cao, giá trị có thể lên đến hàng tỷ đồng tùy theo trọng lượng của cá. Sở dĩ loài cá này đắt bởi vì bóng hơi của cá có thể dùng để sản xuất chỉ khâu phẫu thuật tự hủy. Hiện Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác mới có thể sản xuất được loại chỉ khâu này, vì vậy Việt Nam thường xuất khẩu loài cá này sang các nước đó.
Xem thêm video:[mecloud]svnny10EZ0[/mecloud]
H.Yen (Tổng hợp)