Con "quái vật" mực khổng lồ có trọng lượng lên tới 350kg đã bị bắt tại vùng biển của New Zealand mới đây đã được tiến hành "phẫu thuật" bởi các nàh khoa học. Đây không phải là lần đầu tiên mực khổng lồ sa lưới ngư dân.
Tin tức được đăng tải trên tờ BBC News, Ngày 16/9, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ở New Zealand đã tiến hành mổ con mực khổng lồ nặng 350kg, được các ngư dân nước này bắt vài tháng trước đó.
Con mực được tìm thấy ở độ sâu khoảng 1.800m dưới đáy vùng biển ngoài khơi bờ biển Ross tại Nam Cực. Con mực nặng khoảng 350kg và dài tới 3,5m.
Các ngư dân đã tặng cho viện bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa.
Các nhà khoa học từng biết về sự tồn tại của loại mực này kể từ năm 1925 nhưng khi đó chúng chỉ tồn tại dưới dạng một đống "bầy nhầy" trong bụng một con cá voi.
Tới tận năm 2007, các ngư dân mới bắt được con mực khổng lồ đầu tiên ở biển Ross.
Tờ NHK của Nhật đưa tin hôm 25/2, một ngư dân tên Tetsuo Okamoto đã bắt được con mực khổng lồ có chiều dài khoảng 4,14m; nặng khoảng 200kg và đã mất đi 2 xúc tu dài nhất.
Con mực được bắt được ở độ sâu 8m tại vùng biển tỉnh Hyogo làm dấy ngại nỗi lo lắng của người dân Nhật Bản vì họ cho rằng đó là điềm không lành, dự báo một thiên tai nào đó sắp xảy đến
Trước đó, vào cuối tháng 1/2014, tờ Telegraph cho hay ngư dân Nhật Bản đã đánh bắt được một con mực ống có chiều dài 3,3m và nặng gần 100kg vẫn còn sống khi đưa vào bờ
Những con mực ống khổng lồ thường xuyên được nhìn thấy trong vùng biển của Nhật Bản thuộc tỉnh Niigata và Toyama trong mùa đông năm nay.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết, họ đang cố gắng làm rõ câu hỏi tại sao loài mực ống khổng lồ vốn sống ở tầng sâu dưới đáy biển gần đây lại thường xuyên xuất hiện tại Nhật Bản.
Những con mực ống khổng lồ bắt được sẽ được bảo quản để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.
Thoa Nguyễn
Tổng hợp/Theo Nguoiduatin