Tín hiệu trên được thu thập bởi trạm quan sát Parkes Telescope ở New South Wales. Ngay sau khi kính thiên văn Parkes bắt được chùm sóng, cả đội đã nhanh chóng vào cuộc với sự tham gia của 12 kính thiên văn trên khắp thế giới và cả ở trên vũ trụ để phát hiện và phân tích nó. Tuy nhiên họ không phát hiện thêm bất cứ tia quang học, hồng ngoại, cực tim hay tia X nào đồng hành cùng chùm sóng này.
Tiến sĩ Mansi Kasliwal, thành viên của đội nghiên cứu cho biết: "Điều đó đã loại trừ các khả năng như đó là chùm tia gamma dài hay là chùm sóng phát ra từ một vụ nổ siêu tân tinh. Tuy nhiên vẫn có thể đây là chùm tia gamma năng lượng thấp phát ra từ các sao nơ-tron ở khoảng cách cực xa".
Tờ New Scientist cho rằng đó có thể là tiếng động phát ra từ một ngôi sao phát nổ.
Petroff cho rằng có hai cách lý giải cho hiện tượng này. Nó có thể được tạo ra bởi một vụ nổ của một ngôi sao trong một thiên hà khác, hoặc có thể là năng lượng phát ra từ một ngôi sao neutron.
Các nhà khoa học cho biết việc xác định nguồn gốc của chùm sóng radio trên giờ đây chỉ còn là vấn đề thời gian. Tiến sĩ Petroff tuyên bố: "Chúng tôi đã thiết lập các ‘bẫy sóng’, chỉ đợi thêm một chùm sóng nữa rơi vào bẫy mà thôi".
Trang Quỳnh (tổng hợp)