Khi bị phát hiện, nhà xe vi phạm đã vứt pháo vào thùng rác nhằm trốn tránh trách nhiệm.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, đại diện các bến xe khách tại Hà Nội đều khẳng định, ngoài mặt, các nhà xe đều cam kết không chở hàng cấm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp lái xe vì tiền mà vận chuyển hàng lậu. Mặc dù vậy, bến xe không được phép kiểm tra bên trong các kiện hàng mà các nhà xe vận chuyển nên không biết có phải hàng cấm hay không khi chúng đã được đóng gói.
Theo khảo sát của PV tại bến xe khách Mỹ Đình (Hà Nội), việc ký gửi hàng hoá được thực hiện vô cùng chớp nhoáng. Khách gửi hàng chỉ cần giao hàng và đưa tiền, nhà xe sẽ nhận hàng mà không có bất cứ thắc mắc gì về loại bưu kiện gửi là gì? Người gửi là ai? Giao dịch này diễn ra chưa đầy 5 phút. Việc giao nhận hàng không những thực hiện trong bến xe mà còn diễn ra khắp dọc "bến cóc" tuyến xe chạy cố định. Vì thế, chuyện nhà xe không có bất cứ thông tin gì về người gửi, loại hàng ký gửi cũng là điều dễ hiểu.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc xí nghiệp quản lý bến xe khách Mỹ Đình cho biết: "Tại bến xe Mỹ Đình, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.200-1.300 lượt xe tham gia vận tải hành khách. Việc ký gửi hàng hoá thông qua dịch vụ vận chuyển của xe khách là khá phổ biến vì tính tiện lợi của nó là vừa nhanh, vừa rẻ. Tuy nhiên, việc giao dịch thường chỉ diễn ra giữa người gửi và nhà xe. Vì thế, việc kiểm soát hàng hoá gửi chủ yếu là nhà xe phải tự chịu trách nhiệm".
|
Ông Nguyễn Anh Toàn trao đổi với PV. |
Tuy nhiên, theo ông Toàn, dù các đơn vị vận tải ký cam kết nhưng tại bến xe cũng đã phát hiện một trường hợp, nhà xe vận chuyển pháo cách đây hơn 3 tháng. Khi bị phát hiện, nhà xe vi phạm đã vứt pháo vào thùng rác nhằm trốn tránh trách nhiệm.
"Theo quy định hiện hành, bến xe chúng tôi không được phép kiểm tra hàng hoá ký gửi của các nhà xe, trừ khi phát hiện dấu hiệu khả nghi. Từ lâu, bến xe Mỹ Đình phải mời lực lượng chức năng như công an phường, cơ quan quản lý thị trường cùng với lực lượng kiểm soát của bến tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm. Tại bến xe Mỹ Đình, chúng tôi có đội kiểm tra giám sát, ngăn chặn việc mang động vật tươi sống trên xe khách vào bến và xuất bến, còn các hàng hoá bọc kín, chỉ khi có dấu hiệu khả nghi mới tiến hành kiểm tra", ông Toàn chia sẻ.
Sẽ rút giấy phép những nhà xe vi phạm nghiêm trọng Cùng quan điểm, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe phía Nam, Hà Nội cho hay, trong dịp Tết Dương lịch 2015 vừa qua, lãnh đạo bến xe đã yêu cầu các nhà xe ký cam kết, tuyệt đối không vi phạm 4 nội dung, trong đó có nội dung: Cấm chở hàng cấm. Đối với các trường hợp vi phạm, bến sẽ đình tài từ 7-15 ngày, thậm chí còn kiến nghị Sở Giao thông Vận tải TP. Hà Nội rút giấy phép kinh doanhtrên tuyến đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng. |
Theo Văn Chương/Đời Sống & Pháp Luật