Tin mới

Bí kíp để chụp ảnh “trăng máu" đẹp

Thứ bảy, 04/04/2015, 11:00 (GMT+7)

Bắt đầu từ chiều nay (4/4), hiện tượng trăng máu (nguyệt thực toàn phần) sẽ xảy ra.

Bắt đầu từ chiều nay (4/4), hiện tượng trăng máu (nguyệt thực toàn phần) sẽ xảy ra.

Đây là hiện tượng thiên nhiên lần đầu tiên và duy nhất trong năm 2015. Vì vậy, rất nhiều bạn trẻ đã chuẩn bị các thiết bị ghi hình để lưu giữ những hình ảnh đẹp. Bởi vì, phải đến năm 2018 thì nguyệt thực toàn phần mới lại xả ra.

Hỉnh ảnh quan sát nguyệt thực toàn phần của Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội ngày 8/10/2014 tại SVĐ QG Mỹ Đình.

Vậy, làm thế nào để có những mức hình hiện tượng trăng máu thật đẹp.

Bí kíp giúp bạn chụp ảnh "Mặt trăng máu" thật đẹp

1. Chọn địa điểm thích hợp để chụp

Điều tối quan trọng khi chụp bất cứ một bức ảnh nào nói chung và Mặt trăng máu nói riêng, bạn phải chọn được vị trí đẹp để chụp ảnh. Hiểu đơn giản, nơi lý tưởng là địa điểm thoáng đãng, có không khí trong lành, ít khói bụi và có càng nhiều ánh sáng càng tốt.

Sân vận động Mỹ Đình, các khu đất trống, tòa nhà cao tầng là nơi thích hợp để chiêm ngưỡng trăng máu.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến góc chụp ảnh. Một bức ảnh chỉ có mặt trăng trên nền trời sẽ rất khó đẹp bằng bức ảnh mặt trăng có cảnh vật bên cạnh.

Lưu ý là phần cảnh vật đưa vào ảnh (ví dụ là tòa nhà cao tầng) cũng cần phải sáng, nếu  nhà tối, thì chụp lên ảnh sẽ không thấy gì.

2. Sử dụng chân máy (tripod)

Việc ảnh chụp vào thời điểm hoàng hôn hoặc ban đêm thường gặp phải khó khăn là rất ít ánh sáng, làm giảm tốc độ chụp của máy ảnh hoặc Smartphone. Vì vậy, những bức ảnh thường bị mờ và không thật đẹp. Để giải quyết khó khăn này, chân máy (tripod) là lựa chọn số một.

3. Giữ máy chắc để ảnh được rõ nét (nếu không có tripod)

Bạn thường phải giữ máy trong khoảng 1 – 30 giây nếu muốn có những bức ảnh đẹp về đêm nếu không có chân máy hỗ trợ. Đối với người mới chụp, cần đặt máy ảnh vào lòng bàn tay không thuận, kéo sát khuỷu tay đó về phía người rồi quỳ chân thuận xuống mặt đất. Kĩ thuật này giúp bạn có thể giữ máy lâu hơn khi chụp mà không bị mỏi.

4. Chọn ống kính máy ảnh có tiêu cự lớn

Thông thường, đối với các máy ảnh có ống kính nhỏ (dưới 50mm) như smartphone, Mặt trăng máu sẽ có hình dạng giống một quả bóng nhỏ trong khuôn hình do khoảng cách từ đối tượng chụp tới máy quá xa. Vì vậy, để có thể bắt được Mặt trăng một cách đầy đủ, với kích thước lớn, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng những máy ảnh có ống kính từ 200mm trở lên.

Nếu dùng thân máy crop thay vì fullframe thì tiêu cự sẽ được nhân thêm 1,5 lần với máy nikon, 1,6 lần với máy canon.

Một điều cần chú ý là: trong trường hợp này, nếu chụp trăng qua kính viễn vọng thì sẽ không thấy được màu đỏ nhé!

5. Tắt đèn flash

Khi chụp ảnh vật thể ở rất xa trong điều kiện thiếu sáng, bật đèn flash lên và bạn sẽ có một bức ảnh... cực xấu. Khoảng cách từ camera tới vật thể cứ tăng lên 2 lần thì lượng ánh sáng chiếu tới đối tượng ấy lại giảm đi 4 lần.

6. Sử dụng độ mở ống kính nhỏ để có độ nét sâu

Để khắc phục nhược điểm ánh sáng, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng việc điều chỉnh khẩu độ (độ mở của ống kính) máy ảnh. Theo đó, khẩu độ càng nhỏ (mức nhỏ nhất gọi là f/stop), độ mở của ống kính càng lớn nên thu được nhiều ánh sáng trong bức ảnh hơn. Thông thường, khẩu độ các nhiếp ảnh gia sử dụng khi chụp ảnh Mặt trăng là f/11 đối với máy có ống kính khoảng 200mm.

7. Kết hợp lấy nét tự động và lấy nét bằng tay

Để nhìn rõ được từng chi tiết trên Mặt trăng, hãy sử dụng kết hợp cả chế độ tự động lấy nét và lấy nét bằng tay trong máy ảnh. Cụ thể, sau khi dùng phần mềm lấy nét tự động (AF), hãy chuyển sang lấy nét bằng tay (MF). Điều này giúp máy ảnh khóa độ lấy nét mà bạn đã ưng ý và không bị tự động mất vì các yếu tố ánh sáng, ngoại cảnh biến đổi.

8. Sử dụng các thiết lập sẵn chụp ban đêm

Đối với smartphone, bạn có thể sử dụng các thiết lập sẵn trong máy dùng để chụp ảnh Mặt trăng máu ban đêm. Tuy nhiên, hãy thử nghiệm chụp vài bức ảnh trước đó để kiểm tra mức độ hiệu quả của các phần mềm này.

T.Phong (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news