Tin mới

Bí mật 18 tấn vàng của Nguyễn Văn Thiệu khi rời Sài Gòn

Thứ ba, 29/04/2014, 15:38 (GMT+7)

Ngày 25.4.1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam bí mật. Martin giao cho tướng Timmes tổ chức cuộc ra đi. Chuyến bay của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20 đã mang theo 16 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn?...

Ngày 25.4.1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam bí mật. Martin giao cho tướng Timmes tổ chức cuộc ra đi. Chuyến bay của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20 đã mang theo 16 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn?...

 

Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu.

Cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nghị sĩ quốc hội, thất bại trong việc toan tính tự giới thiệu mình với Pháp như một ứng cử viên thay Thiệu, giờ chót quyết định ủng hộ người bạn xưa của ông là cựu trung tướng Dương Văn Minh.

Tướng Đôn trước đây hầu như không thấy xuất hiện ở Dinh Hoa Lan, bây giờ vô ra thường xuyên. Tuy Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cùng tham gia cuộc lật đổ hai anh em Diệm – Nhu và đều xuất thân là những sĩ quan quân đội Pháp nhưng ngoài đời hai người rất ít quan hệ với nhau vì tánh tình rất khác nhau.

Ông Minh thích thể thao từ nhỏ, đã từng là thủ môn của đội bóng Thủ Dầu Một những năm 40, một đấu thủ quần vợt có hạng và mãi sau này ông vẫn cầm vợt ra sân tuần ba buổi tại câu lạc bộ CSS. Khác với phần đông các tướng lãnh Sài Gòn đều mê gái, ông Minh có một cuộc sống gia đình rất gương mẫu.

Tướng Đôn ngược hẳn: ông như nhân vật Don Juan, các phụ nữ đẹp trong giới thượng lưu Sài Gòn khó thoát khỏi tay ông nếu lọt vào tầm ngắm của ông. Dù không hợp nhau nhưng Minh và Đôn vẫn tôn trọng nhau.

Người ta cũng thường thấy xuất hiện một số tướng về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh… Thẳng thắn mà nói số tướng tá chung quanh ông Minh lúc này không có nhiều và cũng ít có gương mặt nổi bật. Các tướng tá đương quyền, thuộc thế hệ sau, đều phò Thiệu hoặc Kỳ.

Nếu xảy ra một cuộc đối đầu quyền lực với Nguyễn Cao Kỳ, chắc chắn nhóm ông Minh sẽ gặp khó khăn. Lực lượng của ông Minh quá mỏng. Do lâu ngày tách khỏi quân đội, ông Minh không còn tay chân thân tình của mình trong hàng tướng tá.

Trong các buổi họp hàng tuần của nhóm ông Minh chỉ thấy có mặt hai nhân vật quân sự thuộc thế hệ đã qua: đó là cựu trung tướng Mai Hữu Xuân và cựu trung tướng Lê Văn Nghiêm, đều không còn ảnh hưởng trong quân đội.

Khi nhân vật tình báo Mỹ Charles Timmes gián tiếp nói cho Kỳ biết đại sứ Mỹ Martin ủng hộ giải pháp Dương Văn Minh và không ủng hộ cá nhân ông, Kỳ không giấu giếm lập trường của ông là sẽ chống ông Minh không khác chống cộng sản. Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ vẫn nuôi tham vọng trở lại chính trường.

Ngay sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột, từ Khánh Dương trên Cao Nguyên – nơi ông có một nông trại – Kỳ đáp máy bay trực thăng về Sài Gòn nhờ tướng Cao Văn Viên, đang là tổng tham mưu trưởng, thuyết phục Thiệu giao quân cho Kỳ đi ngăn chặn sự tiến quân của quân giải phóng và bảo vệ Sài Gòn. Trong hồi ký của mình (“Buddha’s Child”), Kỳ kể đã gặp Cao Văn Viên.

Nguyễn Văn Thiệu,vàng,Trần Văn Đôn,nghị sĩ quốc hội

Chân dung Nguyễn Văn Thiệu

Kỳ hỏi” “Tình hình Ban Mê Thuột thế nào rồi?”.

Viên đáp: “Rất khó khăn. Chúng ta không có thừa quân vì phải bảo vệ Sài Gòn”.

Kỳ: “Tôi không cần nhiều quân. Cho tôi vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến hoặc dù, và chừng 20 đến 25 chiến xa, tôi sẽ tìm cách phá vỡ sự bao vây. Tôi sẽ trực diện với quân địch và chiến đấu”.

Dừng một lúc, Kỳ hỏi Viên: “Anh có nghĩ là tôi sẽ thành công?”

Viên trả lời: “Nếu anh chỉ huy lực lượng đó, tôi nghĩ là thành công”.

Kỳ: “Vậy thì hãy để tôi hành động”.

Viên: “Đáng tiếc tôi không ở vào vị trí có thể lấy một quyết định như thế. Quyết định này thuộc thẩm quyền của tổng thống Thiệu”.

Kỳ: “ Ô kê, hãy gọi cho Thiệu, báo cho ông ta tôi đang ở đây và nói với ông ta biết đề nghị của tôi…”

Viên gọi điện cho Thiệu, nhưng tổng tham mưu trưởng không nói chuyện được với vị tổng chỉ huy của mình. Thông qua một tùy viên của Thiệu, Viên để lại một báo cáo. Nhưng sau đó, viên trợ lý này gọi lại tướng Viên và cho biết:

“Tổng thống cảm ơn tướng Kỳ rất nhiều về đề nghị của ông nhưng tổng thống cần có thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông”.

27 năm có đủ lâu để suy nghĩ cho một quyết định như thế? Tôi vẫn chờ câu trả lời của Thiệu. Có lẽ  ông ta sợ tôi sẽ làm gì đó tại Sài Gòn với đơn vị xe tăng hơn là sợ đối phương có thể làm gì với quốc gia”.

Thật sự đây chỉ là canh bạc xì phé mà Kỳ tung ra với Thiệu. Cả Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiệu không ai tin rằng Kỳ sẽ cầm quân ra mặt trận vào lúc đó và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ cái ghế tổng thống của Thiệu.

Điều mà cả hai nghĩ là có quân trong tay Kỳ sẽ tính tới lật đổ Thiệu và giành lấy quyền bính mà ông ta đã để lọt ra khỏi tay hồi năm 1967. Tự cho mình quá hiểu Kỳ, Thiệu đương nhiên gạt qua một bên “đề nghị viển vông” ấy.

Vào lúc CIA có  ý định lật đổ Thiệu, ông Kỳ lại được nhà báo Mỹ Robert Shaplen của báo New Yorker tích cực vận động để quay trở lại chính quyền. Từ đầu Shaplen luôn ủng hộ Kỳ. Shaplen có ảnh hưởng khá lớn đối với tòa đại sứ Mỹ, nhưng cuộc vận động này bất thành. Nếu quân giải phóng chưa vào Sài Gòn ngày 30-4-1975, chắc chắn Kỳ cũng sẽ tìm cách đảo chính ông Minh.

Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn một cách bí mật; địa chỉ đến là Đài Loan. Trước đó, quyền tổng thống Trần Văn Hương thúc hối đại sứ Martin phải áp lực để ông Thiệu rời Việt Nam sớm bởi “sự hiện diện của ông Thiệu gây khó khăn cho ông”!

Từ ngày 21-4 sau khi tuyên bố từ chức, ông Thiệu và gia đình vẫn ở trong Dinh Độc Lập. Ông Thiệu rời Dinh Độc Lập vào lúc 7 giờ 30 tối. Cùng đi với ông Thiệu có tướng Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng và là người bạn thân của Thiệu.

Bà Thiệu và bà Khiêm đã rời Sài Gòn trước đó vài ngày. Bà Khiêm mang theo cả người giúp việc. Theo sự tố giác của linh mục Đinh Bình Định, người rất gần gũi với linh mục Trần Hữu Thanh, thì trong quân đội vào đầu tháng 3 có nhen nhúm một kế hoạch kết hợp Thiệu và Khiêm thành một liên danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 1975, nếu chế độ Sài Gòn còn kéo dài. Chính Thiệu cũng từng tiết lộ kế hoạch này với đại sứ Martin và cho rằng nếu ông làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ có điều kiện mở rộng dân chủ!

Chi tiết về cuộc “trốn chạy” của ông Thiệu – vâng phải gọi đó là cuộc trốn chạy – được các tài liệu CIA sau này tiết lộ như sau:

Ngày 25-4-1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng ông ta đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam một cách bí mật. Martin giao cho tướng Mỹ Timmes tổ chức cuộc ra đi của Thiệu.

Timmes điện cho Thiệu và cho biết ông ta có thể dùng một chiếc trực thăng để  đưa Thiệu từ Dinh Độc Lập đến phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng ông Thiệu trả lời rằng ông ta muốn đi bằng ô tô để ghé tổng tham mưu trước và “uống một ly rượu với 22 tướng tá” đến chào từ biệt ông ta tại đây.

Hình như nơi Thiệu và Khiêm ghé lại là nhà riêng của ông Khiêm. Từ tổng tham mưu, Chính nhân viên CIA Frank Snepp và tướng Timmes đưa Thiệu và Khiêm vào sân bay. Timmes giới thiệu Snepp với Thiệu: “Đây là một chuyên viên phân tích cừ khôi của tòa đại sứ, hơn nữa anh còn là một tài xế đẳng cấp”.

Khi ô tô  đi vào sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, Timmes khuyên ông Thiệu cúi người xuống “ như thế an toàn cho tổng thống”. Timmes sợ lính gác nhận ra tổng thống của họ chạy ra nước ngoài và biết đâu sẽ manh động. Timmes hỏi bà Thiệu và con gái, ông Thiệu trả lời: “Họ đang shopping ở Lon Don mua đồ cổ".

Đại sứ Martin đứng chờ sẵn ông Thiệu bên cạnh chiếc máy bay C-118. Trước khi lên máy bay ông Thiệu vỗ vai cảm ơn Frank Snepp. Trong bài viết riêng của mình liên quan đến giây phút này  trong quyển “The VietNam War rememberd from all sides” của Christain G. Appy, Frank Snepp có kể rằng ông Thiệu bắt tay Sneep và nói  “tiếng Anh bằng giọng Pháp” với Snepp rằng: “Cảm ơn, cảm ơn tất cả mọi chuyện”.

Nhưng sau đó Snepp lại tự hỏi ông Thiệu cảm ơn chuyện gì? “Tôi nghĩ chúng ta (tức người Mỹ) đã mất 58.000 thanh niên tại đây – ông Thiệu cảm ơn chuyện đó? Hay đơn giản cảm ơn vì bản thân mình chuồn đi được?” Đại sứ Martin theo Thiệu vào tận bên trong máy bay.

Ông ta nói với Thiệu “Chúc may mắn” rồi mới bước xuống lên ô tô của mình. Chuyến bay của Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20. Có tin đồn Thiệu mang theo 16 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn. Thật sự số vàng ấy vẫn ở lại miền Nam. Nhưng theo Kỳ thì “ Thiệu mang theo 17 tấn hành lý và nhiều triệu đô la tiền mặt. Ông ta không cần chuồn với số vàng của ngân khố quốc gia”.

Dân Sài Gòn dửng dưng (và không ngạc nhiên) khi hay tin sự “trốn chạy” của Thiệu ra nước ngoài. Họ không ngạc nhiên vì Nam Việt Nam đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu những cuộc đào tẩu như thế của những kẻ một thời lãnh đạo Miền Nam.

Trường hợp của ông Thiệu cũng thế thôi, nằm trong sự dự đoán trước của nhiều người. Trung tá phi công Minh, bạn học của Hoàng Đức Nhã ở Lycee Yersin Đà Lạt, được Nhã kéo về chỉ huy đội bay trực thăng riêng của tổng thống Thiệu trong nhiều năm, gặp tôi ở Dinh Độc Lập tối 29-4-1975 đã bày tỏ sự bất mãn của anh với cách cư xử của Thiệu đối với những người đã từng là thân tín của ông ta.

Theo MTG

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news