Tin mới

Bìa sách “Truyện Thúy Kiều” dùng tranh nhạy cảm gây tranh cãi

Thứ sáu, 13/11/2015, 12:57 (GMT+7)

Hình ảnh nhạy cảm trên bìa cuốn sách “Truyện Thúy Kiều” của nhà sách Nhã Nam vừa ra mắt độc giả đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.  

Hình ảnh nhạy cảm trên bìa cuốn sách “Truyện Thúy Kiều” của nhà sách Nhã Nam vừa ra mắt độc giả đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Cuốn sách Truyện Thúy Kiều do công ty cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam kết hợp với Nhà xuất bản Thế giới vừa hành sách đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận bởi việc sử dụng hình ảnh cô gái khỏa thân cùng với mái tóc dài khá nhạy cảm trên trang bìa. 

Bìa cuốn sách "Truyện Thúy Kiều" gây nhiều tranh cãi

Trong đó, có ý kiến cho rằng việc sử dụng hình ảnh Kiều đang tắm khỏa thân trên trang bìa như vậy đẹp, ấn tượng, song cũng có không ít những ý kiến đánh giá bìa sách này là dung tục, phản cảm.

Nói về điều này, trên trang Facebook cá nhân của mình nhà văn Đoàn Minh Phượng đã tỏ ra thất vọng với việc sử dụng hình ảnh này của nhà sách. Bà Phượng viết: “ Quyết định về bìa sách của Truyện Kiều nên là một quyết định mỹ học. Cảm nhận về tranh gần như là tức thì, trước các lời giải thích, vì ngôn ngữ thị giác trực tiếp hơn ngôn ngữ của lời nói, chữ viết. Ngay cả khi tranh nhiều ẩn dụ, nhiều biểu tượng cũng vậy.

Tôi mua cuốn sách đó về nhà để trên bàn. Hoặc tôi đưa cuốn sách cho một ai đó và nói rằng đây là Kiều. Thì cô Kiều người ta thấy là cô Kiều được in trên giấy làm bài và chỉ vậy thôi, tôi không có cơ hội giải thích gì thêm.

Picasso có thể vẽ được con bò tót hay người đàn bà bằng vài nét. Nhưng không phải ai vẽ vài nét cũng vẽ được người đàn bà”.

Nhà văn Đoàn Minh Phượng tỏ ra thất vọng trên facebook với về bìa cuốn sách (Facebook)

Đồng quan điểm với nhà văn Minh Phượng, ông Phùng Văn Tính, Chánh văn phòng Hội Kiều học cho biết: “Trong truyện Kiều có hàng trăm hình ảnh minh họa và hình ảnh Kiều tắm như thế thì cũng chỉ là một phụ nữ nhỏ trong truyện Kiều thôi. Nhưng ảnh về mặt nghệ thuật người ta chỉ đưa phớt phớt để mô tả trình độ nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc mô tả cái vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người chứ không đưa một cách lố bịch. Những bức hình đó không phải cái  gì sâu lắng, cái chính của tác phẩm".

Cũng theo ông Tính, với bức ảnh Kiều đang tắm, xưa nay cũng đã có người sử dụng nhưng là đăng trong nghệ thuật, ảnh cũng chỉ mờ mờ ảo ảo, không thể hiện sự lố bịch. Nhưng nếu ở góc độ truyện Kiều để đưa một cái nổi bật như thế là không nên.

Được biết, cuốn sách do tác giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim khảo hiệu. Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều chính là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du này, của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930.

Đây là một bức tranh dùng nhiều màu đen, có nhiều không gian cho thiết kế, vẽ theo phong cách như tranh khắc, rất khỏe khoắn và chính là bức vẽ mà họa sĩ vẽ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”, tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.

Ngoài ra trong cuốn sách còn 11 bức tranh màu in trên giấy dó, của các họa sĩ Vịệt Nam hàng đầu thời bấy giờ, như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… được xuất bản để lấy tiền sửa mộ, dựng bia kỷ niệm nhà văn Nguyễn Du vào năm 1942.

Hạ Vân

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news