Tin mới

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Có thể lạc quan về tương lai của thị trường BĐS

Thứ hai, 28/04/2014, 07:20 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, giá bất động sản nói chung là\nkhông giảm và có nhiều nơi còn tăng lên, tồn kho BĐS giảm vì thế chúng\nta có thể lạc quan về tương lai của thị trường BĐS trong thời gian tới.>> Thủ tướng Chính phủ: “Tôi tin thời gian tới thị trường bất động sản sẽ ấm lên”>> Chính sách ‘xông đất’ thị trường bất động sản 2014

 

 



(Tinmoi.vn) Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, giá bất động sản nói chung là không giảm và có nhiều nơi còn tăng lên, tồn kho BĐS giảm vì thế chúng ta có thể lạc quan về tương lai của thị trường BĐS trong thời gian tới.

Trong chương trình Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đề cập đến nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực thị trường bất động sản (BĐS) và nhà ở xã hội.

Một khán giả gửi thư tới chương trình hỏi: Thưa Bộ trưởng, ông có thể cho tôi biết liệu giá nhà có lên hay không? Tôi có nên vay mượn ngay để mua nhà không? Bộ trưởng có kế hoạch đổ tiền vào cứu thị trường bất động sản như thế nào? Với xu hướng của thị trường như hiện nay, Bộ trưởng đã yên tâm với thị trường bất động sản không?” Xin mời Bộ trưởng trả lời?

Khi thị trường BĐS trầm lắng, đóng băng, nhiều chuyên gia quan tâm và lo ngại cho thị trường này, cũng như bày tỏ những cách đánh giá khác nhau, quan điểm khác nhau là cứu, hay không cứu thị trường BĐS.

Được Quốc hội, Chính phủ giao và với trách nhiệm là một cơ quan của Chính phủ quản lý lĩnh vực BĐS và nhà ở, Bộ Xây dựng đã căn cứ và tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, cũng như đánh giá một cách sâu sắc các nguyên nhân gây ra những khó khăn của thị trường BĐS. Từ đó, Bộ kiến nghị với Chính phủ đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Trong đó phải tôn trọng nguyên tắc là khắc phục “lệch pha” về cung - cầu về BĐS.

Một nguyên tắc hết sức quan trọng khác là phải gắn việc tháo gỡ khó khăn của thị trường BĐS với việc thực hiện chiến lược quốc gia về nhà ở, tức là BĐS, nhà ở làm ra phải đến được với người dân, để người dân nghèo cũng có nhà.

Trên cơ sở đó, các hệ thống giải pháp đã được đưa ra. Đặc biệt là Nghị quyết 02 năm 2013 của Chính phủ với các giải pháp như: Cơ cấu lại các dự án; các Chính sách về tài khóa, thuế, tín dụng cũng như những yêu cầu đối với các chủ thể tham gia thị trường BĐS… Đến nay chúng ta thấy rằng thị trường BĐS đã ấm lên từ cuối 2013. Đặc biệt, trong quý I và nửa đầu tháng 4/2014, giao dịch BĐS đã tăng lên gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.

Giá BĐS nói chung là không giảm và có nhiều nơi còn tăng lên, tồn kho BĐS giảm. Tính đến 15/4 tồn kho BĐS giảm 34,4%. Như vậy thị trường BĐS có nhiều dấu hiệu phấn khởi và chúng ta có thể lạc quan về tương lai của thị trường BĐS trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đây là thị trường có tin tức diễn biến phức tạp và còn nhiều khó khăn do còn nhiều dự án mà các chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện. Cho nên chúng ta không chủ quan mà cần tiếp tục theo dõi để có những giải pháp phù hợp, điều chỉnh kịp thời, làm cho thị trường phát triển đồng bộ, lành mạnh. 

Bộ trưởng xây dựng: Có thể lạc quan về tương lai của thị trường BĐS

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng 

Bộ Xây dựng vừa đề xuất với Chính phủ dừng cấp phép đầu tư mới đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án xây dựng khu đô thị mới… Một số chuyên gia gửi thư về cho chuyên mục khẳng định đây là biện pháp “phi thị trường”. Như Bộ trưởng vừa cho biết thị trường đã ấm dần lên, vậy tại sao phải dừng vấn đề này?

Trong thời gian dài là chúng ta đã quá tôn trọng thị trường, tư tưởng thị trường hóa trong quá trình quản lý cho nên thị trường phát triển tự phát theo kiểu phong trào dẫn đến khó khăn của thị trường bất động sản. Và đến hôm nay chúng ta vẫn còn đang rất nặng nề để tháo gỡ khó khăn này.

Hiện nay, cả nước có trên 4000 dự án nhà ở, trong đó sử dụng tới 102.000 ha đất, và nếu đầu tư tất cả những dự án này phải hết khoảng 4,5 triệu tỷ đồng và sẽ tạo ra khoảng xấp xỉ 3 triệu căn hộ. Nếu như vậy với khả năng nền kinh tế, thì không thể nào trong một thời gian trung hạn có thể giải quyết được khối lượng lớn các dự án như vậy.

 Hiện nay nhiều dự án được cấp phép rồi những đã dừng, chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh có đến 689 dự án, tương đương với hơn 7000 ha đất; thành phố Hà Nội cũng có khoảng gần 100 dự án dừng… Trong khi chúng ta đang phải dừng những dự án đã cấp phép rồi thì không có lí do gì chúng ta lại cấp phép cho những dự án mới.

 Nhưng tôi cũng phải nói thêm, đề nghị này áp dụng trong năm 2014.

Chính sách nhà ở xã hội được đa số người dân đồng tình, đặc biệt là những người thu nhập thấp. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chính sách này tốn tiền quá và đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng nghiêng về quan điểm nào?

Năm 2011 Chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Có thể nói đây là một điểm đột phá trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Trong đó yêu cầu cùng lúc chúng ta phải phát triển 2 loại nhà ở, là nhà ở thị trường để đáp ứng, thỏa mãn khả năng thanh toán của những người dân có tiền, theo cơ chế thị trường. Nhưng mặt khác chúng ta cũng phải tập trung phát triển nhà ở xã hội-loại nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, để những người dân không có đủ điều kiện tiếp cận được với nhà ở thị trường sẽ có chỗ ở.

Những năm vừa qua chúng ta phát triển rất mạnh về nhà ở, nhà ở nông thôn chúng ta đã có nhiều chính sách tốt để người nghèo nông thôn, người có công với nước được cải thiện nhà ở. Trong khi đó nhà ở đô thị cũng phát triển mạnh mẽ với nhà ở thương mại, tạo ra bộ mặt mới của đô thị. Song mâu thuẫn lớn nhất là có những người có nhiều nhà ở, nhưng một bộ phận lớn người dân lao động, người làm công ăn lương, công nhân viên chức, sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân ở khu công nghiệp… còn thiếu nhà ở hoặc ở rất chật chội, không đảm bảo những điều kiện tối thiểu.

Cho nên chiến lược nhà ở là một bước để cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu tăng trưởng đi đôi với phát triển, phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Đây không phải bao cấp như ngày trước, lần này Nhà nước xây dựng một chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và Nhà nước hỗ trợ người thu nhập thấp, người khó khăn về nhà ở, được mua nhà với giá thấp hơn giá thị trường, do Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuế VAT đầu ra, hỗ trợ vay tín dụng với lãi suất thấp…

Nhà ở xã hội lần này là thị trường “phi hàng hóa”- tức là các giao dịch theo cơ chế thị trường, có cung thì có cầu nhưng giá nhà thì thấp hơn giá thị trường do có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hoạt động của doanh nghiệp.

PV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news