Những sai lầm trong việc dạy dỗ khiến các mẹ làm hư con của mình mà không hề hay biết.
[mecloud] tT5agLEE1W[/mecloud]
Câu nói này sẽ không bao giờ hiệu quả với con của bạn. Bố mẹ luôn muốn con cái mình trưởng thành và ngoan ngoãn. Tuy nhiên chính cách hành xử của bố mẹ hàng ngày lại đang hủy hoại tính cách và thái độ ứng xử của con trẻ. Cho dù bạn có thuyết phục hay ép buộc con cái làm theo mệnh lệnh của bạn, nhưng các bé thường vẫn bắt chước thói quen của bố mẹ.
Nếu bạn hút thuốc, con của bạn cũng sẽ làm như vậy. Nếu bạn uống rượu hay dùng thuốc, chúng cũng bắt chước theo. Nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn kiêng, chúng cũng sẽ làm tương tự. Thường thì thói quen xấu của trẻ đều hình thành từ những thói quen ở nhà. Chúng học những thói quen đấy từ bố mẹ.
Việc bố mẹ tạo những hành vi xấu, hay để cho con cái có những thói quen không lành mạnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của bé sau này. Vì vậy, nếu muốn con cái của bạn có một cuộc sống tốt đẹp, mạnh khỏe, các bố mẹ phải là người tiên phong chứng minh cho con cái thấy được cách sống lành mạnh để các bé bạn bắt chước.
Đôi khi, chính cách hành xử của bố mẹ hàng ngày lại đang hủy hoại tính cách và thái độ ứng xử của con trẻ mà không hề hay biết. |
“Những gì bố mẹ nói đều đúng”
Cha mẹ đổ lỗi cho việc can dự hay trực tiếp tham gia vào việc dạy những hành vi xấu cho con là không thể chấp nhận được. “Nuôi dạy” con là một động từ đòi hỏi bố mẹ phải hành động, phải hành động một cách nghiêm túc, chứ không phải chỉ nói suông. Các ông bố bà mẹ phải nghĩ về thực tế, những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con thời thơ ấu… Bố mẹ nên ý thức được mức độ ảnh hưởng của nó để tạo cho con có những kỷ niệm đẹp hơn, những phong cách sống lành mạnh hơn.
Nếu bạn đá vào đít, dùng roi đánh vào mông bé hay dùng những phương pháp “bạo lực” để nuôi dạy con, điều này chỉ ảnh hưởng xấu đến con bạn. Thay vì ra lệnh cho bé, hãy tập cho bé những thói quen độc lập ngay từ lúc nhỏ, hãy tự đưa cho bé một bánh xà phòng, hay kem đánh răng cho bé và hướng dẫn bé cách làm sạch vệ sinh cá nhân…
“Không cho con khóc”
Sau khi trẻ bị bố mẹ mắng thường có xu hướng là khóc lóc. Bố mẹ đang bực mình cộng với việc nghe tiếng khóc của con nên càng thêm khó chịu và hạ lệnh cho con “không được khóc”. Tuy nhiên bố mẹ cần biết rằng trẻ nhỏ cần cảm thấy an toàn khi thể hiện cảm xúc.
Khi có chuyện gì đó không vui khiến con khóc hoặc buồn bực, đừng vội coi thường cảm xúc của trẻ và dùng những lời lẽ không hay để làm tổn thương con. Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng. Trẻ sẽ dễ vô cảm nếu bạn không cho phép con thể hiện cảm xúc.
“Từ chối nói chuyện, chia sẻ với con”
Các bà mẹ nên nhớ khi con cái gặp những trở ngại về cuộc sống, tình cảm,... thì việc nói chuyện, tâm sự với con, đặc biệt là tư vấn cho con đóng vai trò rất quan trọng để giúp con vượt qua khó khăn. Im lặng với con sẽ không làm chúng mạnh mẽ hơn, trái lại, chúng càng cảm thấy cô đơn, buồn hơn và cảm thấy tủi thân.
Nếu bạn không chịu nói chuyện với con trong những hoàn cảnh như vậy, rất có thể con bạn sẽ tìm đến những thú vui không lành mạnh, thậm chí là phạm pháp để quên đi chuyện buồn.
"Đừng yêu cầu người khác giúp đỡ"
Nhiều ông bố bà mẹ thường nói “Hãy tự làm, đừng yêu cầu người khác giúp đỡ” khi con còn nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ phải biết rằng không ai có thể thành công trong cuộc sống một mình mà không cần sự giúp đỡ từ người khác.
Trong cuộc sống, mọi người cần giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Vì vậy, hãy dạy con đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ từ những người khác. Hãy can đảm yêu cầu người khác giúp đỡ khi cần.
Ngọc Diệp (Theo FamilyShare)