Tin mới

Bức ảnh về 2 nàng tiên từng khiến thế giới ngỡ ngàng suốt gần 100 năm: Trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20

Chủ nhật, 18/03/2018, 19:51 (GMT+7)

Với một vài chiếc ghim cài mũ, bìa cứng và máy ảnh mượn của bố, Elise Wright và Frances Griffiths đã tạo ra Cottingley Fairies - một trong những trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20.

Với một vài chiếc ghim cài mũ, bìa cứng và máy ảnh mượn của bố, Elise Wright và Frances Griffiths đã tạo ra Cottingley Fairies - một trong những trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20.

Những tin đồn thất thiệt tưởng chừng như là một hiện tượng mới mẻ nhưng thực chất lại xuất hiện sớm hơn bạn tưởng. Chính xác là khoảng một trăm năm trước, trò đùa vô hại của hai cô bé đã vượt tầm kiểm soát, khiến cả thế giới bao gồm những thành viên đáng kính của giới thượng lưu Anh tin rằng, các nàng tiên là có thật.

Elise Wright (16 tuổi) và Frances Griffiths (9 tuổi) là chị em họ sống tại Cottingley - một ngôi làng vùng ngoại ô Yorkshire nước Anh. Họ thường chơi bên con suối ở góc vườn nhà Wright và trở về nhà với bộ quần áo ướt nhẹp. Khi bị mẹ khiển trách, hai chị em lấy lí do đến đó để xem các nàng tiên. Cha của Wright - một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã cho hai chị em mượn máy ảnh để chứng minh điều đó. Và kết quả là một hiện tượng lịch sử.

Bức ảnh về 2 nàng tiên từng khiến thế giới ngỡ ngàng suốt gần 100 năm: Trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20 - Ảnh 1.

Bức ảnh xuất hiện trong bài báo đăng trên Broadly.

Năm bức ảnh biểu tượng cho tiên cô ở Cottingley và hai chiếc máy ảnh chụp lại chúng được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học và Phương tiện Quốc gia Anh, thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà duy tâm, trong đó có cả nhà văn Conan Doyle.

Cộng đồng những người Anh theo chủ nghĩa duy tâm đã nhiệt liệt tuyên bố, nàng tiên trong các bức ảnh đó là thật. Họ bắt đầu vận động để thuyết phục người dân đó chính là một minh chứng cho niềm tin của họ vào những điều thần bí. Năm 1920, Conan Doyle sử dụng những tấm ảnh đó để minh họa cho bài báo ông viết về sự tồn tại của các nàng tiên. Một nhà tâm linh học cũng đến thăm gia đình của Wright và khẳng định rằng, nhìn thấy tiên ở khắp mọi nơi.

Geoff Belknap, người quản lý công nghệ nhiếp ảnh tại Bảo tàng Khoa học và Phương tiện nói: "Đó là thời điểm nổi tiếng đầu tiên của những bức ảnh. Nhà văn Conan Doyle dường như rất tin vào chúng khiến chúng trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người".

Bức ảnh về 2 nàng tiên từng khiến thế giới ngỡ ngàng suốt gần 100 năm: Trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20 - Ảnh 2.

Hình ảnh được cung cấp bởi thư viện ảnh Khoa học và Xã hội.

Đi ngược lại với niềm tin của công chúng, Belknap khẳng định: "Những bức hình đó trông rất giả vì chúng tôi đã từng xem xét rất nhiều hình ảnh. Việc kết hợp giữa nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa giờ đây cũng dễ dàng, hình ảnh như vậy có thể xuất hiện nhiều trong sách báo.".

Mặt khác, thời gian chụp (những năm sau Thế chiến thứ nhất) cũng có thể là chìa khóa để giải mã về sự tồn tại của các nàng tiên trong bức ảnh. Belknap chú ý: "Trong thời kỳ chiến tranh hoặc những thời điểm có tỉ lệ tử vong cao thì chủ nghĩa duy tâm và các tín ngưỡng sẽ dễ dàng bị lợi dụng".

Thời điểm đó, ngay cả cô em họ Griffiths cũng thừa nhận đã dựng ảnh bằng một vài chiếc kẹp mũ, tấm bìa cứng. Tại sao mọi người vẫn tin đến vậy? Dường như niềm tin hoàn toàn có thể biến những điều không tưởng trở thành sự thật.

Tuy vậy, chưa có khẳng định nào rõ ràng trên các thông tin đại chúng. Cơn bão tin tức xung quanh những bức ảnh dần lắng xuống sau một vài tháng. Nhưng chưa đến năm 1966 thì một phóng viên của báo Daily Express đã tìm hiểu Wright và nói rằng cô bé chỉ chụp lại những suy nghĩ của mình. Và điều này lại dấy lên sự quan tâm về cô bé và những bức ảnh. Họ đều nghĩ rằng, các nàng tiên thực sự tồn tại nhưng ngay sau đó lại có những ý kiến trái chiều.

Bức ảnh về 2 nàng tiên từng khiến thế giới ngỡ ngàng suốt gần 100 năm: Trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20 - Ảnh 3.

Hình ảnh được cung cấp bởi thư viện ảnh Khoa học và Xã hội.

Đến năm 1983, cả hai người phụ nữ đều ghi nhận với tạp chí The Unexplained rằng, các bức ảnh đều được làm giả. Họ cũng giải thích chúng bị làm giả thế nào dù vẫn khẳng định rằng mình thực sự đã nhìn thấy tiên ở Cottingley. Trước đó, Geoffrey Crawley, một nhà biên tập viên hình ảnh cũng kết luận tương tự như vậy. Hai năm sau đó, Wright và cô em họ Griffiths thừa nhận đã rất xấu hổ vì nói ra sự thật sau khi có những người như Conan Doyle tin tưởng họ.

Belknap giải thích thêm về việc hai cô bé không nói ra sự thật về câu chuyện của họ là vì họ không muốn làm mất uy tín của những người đã tin vào điều đó. Thật chẳng dễ dàng gì chấp nhận được nếu mọi người biết mình bị lừa.

Một điều thú vị là, cả hai chị em đều nhận chịu trách nhiệm về bức ảnh thứ năm, bức ảnh được thực hiện bởi nhà văn Conan Doyle. Hai cô bé không xuất hiện, trong bức ảnh chỉ có những nàng tiên nhảy múa trên một chiếc giường cỏ. Sau đó, sự tranh cãi về bức ảnh giữa hai chị em lại bắt đầu. Wright nói, đó là bức ảnh bị làm giả nhưng cô em họ Griffiths vẫn khẳng định đó là thật cho đến tận ngày cô qua đời vào năm 1986.

Bức ảnh về 2 nàng tiên từng khiến thế giới ngỡ ngàng suốt gần 100 năm: Trò lừa gạt lớn nhất của thế kỷ 20 - Ảnh 4.

Bức ảnh thứ năm thực hiện bởi nhà văn Conan Doyle gây nhiều tranh cãi.

Đến năm 2009, con gái Christine Lynch của Griffiths xuất hiện trên show truyền hình Antiques Roadshow của nước Anh tuyên bố, bức ảnh thứ năm là có thật. Cô còn kể lại theo lời mẹ, sự xuất hiện của các nàng tiên như một phần của tự nhiên, họ sống chung với các loài động vật hoang dã. Và dù có thực sự như vậy hay không, bức ảnh vẫn là nơi để mọi người đặt niềm tin cá nhân của mình vào.

Sau một thế kỷ, điều còn lại của những bức ảnh là gì? Đối với Belknap, sự thật là chúng đã sống một cuộc sống khác, có ý nghĩa với cộng đồng hơn. Người ta sẽ không bàn tán về những bức ảnh nếu chúng chỉ nằm trong một cuốn album ảnh của gia đình. Nhưng chúng đã được phát tán và nhận được sự chú ý của tất cả mọi người; chính điều này khiến những bức ảnh trở nên thú vị và trở thành một hiện tượng lúc bấy giờ.

Nguồn: Vice.com

The Helino/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news