Tin mới

Các chiêu lừa đảo nguy hiểm trên smartphone

Thứ bảy, 28/05/2016, 09:32 (GMT+7)

Trên Internet luôn cho những mối hiểm họa mà chúng ta không ngờ đến, và nếu không biết cách phòng tránh thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.

Trên Internet luôn cho những mối hiểm họa mà chúng ta không ngờ đến, và nếu không biết cách phòng tránh thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.

1. Lừa đảo bằng tin nhắn

Hình thức này ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều, những người bị dính bẫy thường là người "nhẹ dạ cả tin". Chúng sẽ gửi cho bạn một tin nhắn từ một số lạ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ...để có thể xác nhận trúng thưởng trong một chương trình mà bạn chưa hề tham gia trước đó. Ngoài ra, hiện nay chúng còn biến tướng sang các cuộc gọi trực tiếp, để chúng ta bất ngờ, không kịp chuẩn bị và răm rắp làm theo yêu cầu của chúng.

 

Một dạng nữa là những Email thông báo những tài khoản cá nhân của bạn đã bị đánh cắp và cần bạn xác minh lại thông tin cá nhân bằng cách cung cấp lại mật khẩu,... vào một địa chỉ liên kết họ gửi đến, nếu bạn thực hiện theo thì mọi thông tin cá nhân của bạn đã được kẻ xấu nắm giữ và họ có thể sử dụng với nhiều mục đích xấu khác nhau mà chỉ có họ mới biết.

Với những hình thức lừa đảo như thế này cũng không khó đề phòng, chỉ cần bạn tỉnh táo một chút, suy nghĩ và tìm hiểu cẩn thận về đối tượng đó thì bạn hoàn toàn có thể tránh được tình huống không mong muốn.

2. Ứng dụng giả mạo

Có thể nói Android là hệ điều hành có nhiều ứng dụng rác, và lừa đảo nhất. Các ứng dụng này, không có tác dụng gì cả, thông thường nó chỉ hiện quảng cáo và những thông báo "máy bạn đã bị nhiễm virus", một số ứng dụng nguy hiểm hơn chúng còn cài những phần mềm độc hại, malware hoặc trojan vào máy chúng ta. Theo đó, những thông tin chúng ta lưu vào điện thoại cũng như tài khoản ngân hàng bị sẽ dễ dàng bị đánh cắp.

 

Những app này thường có thiết kế icon y chang hoặc gần giống với ứng dụng "xịn". Vì thế, ngoài kiểm tra icon, bạn còn lưu ý đến tên nhà phát hành và số lượt download cũng như đánh giá của người dùng. Những ứng dụng "xịn" thường có rất nhiều lượt tải và được đánh giá từ 4 > 5*. 

3. Hỗ trợ kỹ thuật giả mạo

Hình thức hỗ trợ kỹ thuật lừa đảo bắt đầu từ máy tính để bàn và lan dần sang smartphones. Sẽ có một người lạ gọi điện cho bạn và tự nhận đến từ nhà sản xuất hoặc nơi cung cấp thiết bị, họ khẳng định máy bạn đang bị nhiễm virus và hứa sẽ hỗ trợ bạn nếu bạn ... trả tiền cho họ trước. Thật vô lý đúng không nào?Nếu tin theo lời dụ dỗ và thanh toán tiền qua một trang web giả mạo mà họ gửi, những thông tin cá nhân và thẻ ngân hàng sẽ bị lấy cắp.

 

Đối với trường hợp này, bạn đừng vội vàng làm theo lời họ mà hãy cúp máy và gọi liền cho số tổng đài dịch vụ nơi bạn mua hàng để biết chắc chắn hơn.

4. Sửa chữa lừa đảo

Một số cửa hàng điện thoại di động chuyên thay thế linh kiện hay còn với tên thân mật là "luộc đồ", hoặc đánh cắp thông tin nhạy cảm trong điện thoại khi khách hàng gửi điện thoại đến sửa chữa. Những linh kiện có thể dễ dàng bị đánh tráo nhất là pin, màn hình, loa, camera...

Vì thế, các bạn nên sao lưu hoặc xoá tất cả thông tin trong điện thoại, cùng với đó là "chọn mặt gửi vàng", tốt nhất nên chọn các cửa hàng sửa chữa uy tín hoặc đến cửa hàng chính hãng được ủy quyền.

Trang Vũ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: chiêu lừa đảo