Tin mới

Các “ông lớn” chung tay xây dựng tuyến cáp quang mới

Thứ ba, 13/01/2015, 16:30 (GMT+7)

Từ khi đi vào hoạt động,\ntuyến cáp quang biển AAG đã liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 -\n3 lần trục trặc, ảnh hưởng lớn đến đến người dùng. Hiện tại, các nhà mạng lớn\nkhác như VNPT, Viettel, FPT và CMC Telecom cũng đang chung tay đầu tư vào tuyến\ncáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG.

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến cáp quang biển AAG đã liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 lần trục trặc, ảnh hưởng lớn đến đến người dùng. Hiện tại, các nhà mạng lớn khác như VNPT, Viettel, FPT và CMC Telecom cũng đang chung tay đầu tư vào tuyến cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG.

 

Sáng 5/1 vừa qua, một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã nhận được thông báo từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang Internet từ châu Á đi Mỹ (AAG) về vụ đứt cáp xảy ra lúc 8h04 phút. Đoạn đứt nằm trên phân đoạn S1H, tức là đoạn rẽ từ đường truyền quốc tế vào Vũng Tàu (VTU). Hiện trạm VTU đang tiến hành các thao tác để xác định vị trí cụ thể.

Trước đó, trong năm 2014, đã có 2 lần tuyến cáp quang này bị đứt vào tháng 7 và tháng 9. Trong sự cố tháng 7/2014, sau gần 2 tuần, sự cố mới được khắc phục. AAG là một trong 4 tuyến cáp quang biển của Việt Nam hiện nay và là tuyến lớn nhất. Nguyên nhân đứt cáp khá đa dạng, như cá mập cắn, tàu bè qua lại.

Cáp quang biển AAG liên tục gặp sự cố. (Ảnh minh họa)

Tuyến cáp quang biển AAG đã từng được coi là tuyến kết nối internet quốc tế huyết mạch với chi phí đầu tư tới 553 triệu đô thực sự đã không đảm bảo được mức độ kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng. Chỉ trong 6 năm đi vào hoạt động, từ tháng 11/2009, liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 lần trục trặc, thời gian khắc phục kéo dài ít thì 5 ngày, nhiều thì 10 ngày mà có khi lên đến cả tháng trời khiến người dùng Internet tại Việt Nam hoài nghi về chất lượng, sự ổn định của tuyến cáp quang biển này.

Mặc dù liên tục gặp sự cố nhưng không thể phủ nhận tuyến cáp AAG này có ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng internet của các nhà mạng, bởi liên kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm 1% của lưu lượng truy cập quốc tế. Theo tính toán, liên kết vệ tinh chỉ cung cấp tốc độ vài megabit (Mb) mỗi giây và có độ trễ cao, do đó tổng hiệu năng của các tuyến cáp biển có thể lên đến vài terabit (Tb) mỗi giây cùng với độ tin cậy cao, độ trễ thấp.

Trước hàng loạt sự cố liên tục xảy ra với tuyến cáp AAG, trao đổi với báo Dân Việt,  ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT Telecom cho hay, công ty này đã đầu tư 10 triệu USD vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). APG có chiều dài hơn 11.000km với băng thông ban đầu là 4Tbps. Tuyến cáp này sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM) 40Gb/s và có băng thông thiết kế 15,3Tb/s.

 

Video tham khảo :Video tái hiện cảnh người hùng cứu 6 con tin trong vụ tấn công ở Pháp:

 

 Với các nhà mạng có dung lượng đường truyền Internet quốc tế qua AAG chiếm từ 50 - 80%, việc lưu lượng băng thông bị sụt giảm, hướng truy cập Internet quốc tế của khách hàng chắc chắn bị ảnh hưởng. Để thay thế tuyến cáp quang biển AAG (một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới có chiều dài tới 20.000km) hiện nay là điều không thể. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam hiện nay như VNPT, Viettel, CMC, FPT hầu hết đều sử dụng các tuyến đường dự phòng để bổ sung dung lượng Internet cho tuyến cáp quang AAG.

Trao đổi với báo Vietnamnet, đại diện CMC Telecom cho biết, hiện nhà mạng chỉ sử dụng 15% lưu lượng kết nối từ tuyến cáp quang biển AAG nên mức độ ảnh hưởng tới khách hàng khi truy cập Internet hướng quốc tế hầu như rất nhỏ. CMC Telecom ngoài việc sử dụng các hướng dự phòng là tuyến cáp quang biển Liên Á (IACS) còn sở hữu tuyến cáp quang đất liền kết nối hướng Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Hiện tại, CMC Telecom và các nhà mạng lớn khác như VNPT, Viettel, FPT cũng đang chung tay đầu tư vào tuyến cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). Với chiều dài hơn 11.000km và băng thông dự kiến 4Tbps, tuyến cáp quang biển này sẽ góp phần vào việc đảm bảo lưu lượng băng thông truy cập ra hướng quốc tế cho Việt Nam. Tuyến cáp APG dự kiến ra mắt cuối năm 2015 này sẽ giúp người dùng Internet Việt Nam yên tâm hơn về tốc độ và sự ổn định.

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news