Trên lênh Discovery của Mỹ đêm qua (7.12) đã phát sóng màn trình diễn để một con trăn Anaconda dài 6m nuốt chửng chuyên gia động vật hoang dã Paul Rosolie trên chương trình truyền hình thực tế "Eaten Alive" (Ăn tươi nuốt sống) gây thất vọng hơn so với dự kiến.
Trong chương trình tối qua, Paul Rosolie mặc một bộ đồ bảo hộ đặc biệt bọc thép và sợi carbon siêu bền, theo kịch bản dự kiến, Rosolie sẽ bò về phía con quái vật to lớn kia trong khi camera theo sát mọi diễn biến và vợ anh Gowri thì đứng xem.
Vài giây sau, khi con trăn cái vồ lấy nhân vật và ngoạp lấy đầu anh ta, cuộn chặt cánh tay và cơ thể nạn nhân. Rosolie cảm thấy cánh tay mình "bắt đầu vỡ vụn" dưới sức cuộn của con trăn, anh ta kêu gọi cả ê-kíp gồm các nhà tự nhiên học khác, bác sĩ và bác sĩ thú y giải cứu khi mà cái đầu của anh đã lọt thỏm trong cái hàm khủng khiếp của con quái vật.
Trong vòng vài phút sau khi đoạn phim được phát sóng, người xem trên khắp nước Mỹ đã ào ào lên mạng xã hội bày tỏ sự thất vọng với chương trình "Ăn tươi nuốt sống" rất được trông đợi này. Trước đó, theo dự kiến, anh sẽ tình nguyện để con trăn nuốt chửng cùng với chiếc máy quay mang theo để ghi lại hành trình vào bụng trăn kinh dị này
Một người dùng Twitter tên Josh Harris, đến từ Boston, viết: "Họ nên đổi tên chương trình Ăn tươi nuốt sống thành chương trình săn tìm rắn trong 1 giờ rưỡi và sau đó cố để bị nuốt sống nhưng chỉ để nhận thêm vài vết xước trên cánh tay".
Stacey Taylor, đến từ Ontario, Canada, nói: "Tôi hoàn toàn lãng phí thời gian để đón xem Ăn tươi nuốt sống. Bạn không thể gọi tên chương trình như thế khi thậm bí bạn không bị ăn sống và cũng không hề bị con trăn Nam Mỹ nuốt chửng".
Đoạn phim ngắn phát sóng trên truyền hình và đã tràn ngập trên mạng internet nhiều tháng qua bị các nhà bảo tồn động vật phản đối. Tổ chức Con người vì cách ứng xử đạo đức với động vật cho rằng "việc ép con trăn phải tốn năng lượng để nuốt kẻ ngu ngốc này rồi nhả ngược hắn ra có thể khiến con vật tội nghiệp kiệt sức".
Đáp lại, Rosolie tuyên bố rằng anh thực hiện những thước phim đầy rủi ro này nhằm nỗ lực quyên được tiền để cứu môi trường sống của giống trăn Nam Mỹ và bảo vệ rừng Amazon - nơi hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Paul Rosolie, 27 tuổi, và nhóm 10 người nữa đã theo dấu một con trăn Nam Mỹ dài 6m lên đến thượng nguồn sông Amazon. Trước khi quay những thước phim này vào mùa xuân năm ngoái, Rosolie cùng đội ngũ các nhà tự nhiên học phải mất 60 ngày khó nhọc để lên đến thượng nguồn con sông lớn nhất thế giới, phải chiến đấu với lũ cá trình điện, lũ lụt và những kẻ săn trộm.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu trong thấy một con trăn Nam Mỹ ẩn trong tán lá xanh rập rạm của rừng Amazon, Peru. Họ biết nó đủ lớn để có thể nuốt chửng Rosolie. Kể từ đó về sau, Rosolie bị con quái vật "ám ảnh" mãi.Paul Rosolie là nhà viết sách, nhà hoạt động vì môi trường và đã quan tâm đến rừng Amazon suốt 10 năm qua. Anh đến Amazon lần đầu vào năm 17 tuổi.
Dã Quỳ (Tổng hợp)