(Tinmoi.vn) Được mệnh danh là "quái vật vùng Amazon", cá pirarucu có khả năng săn mồi thiện nghệ bằng cách phi thân khỏi mặt nước vài mét để tóm chim đậu trên cành.
Cá hải tượng, còn được gọi là hải tượng long, tên khoa học là Arapaima, hoặc Pirarucu, là loài cá khá hiếm hoi ở vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên, chúng có mặt khá phổ biến ở vùng Amazon. Arapaima thường ở bề mặt nước vì chúng cần hít thở không khí ngoài việc hấp thụ khí oxy qua mang. Cá Arapaima có thể dài đến 2,7m và tặng 90kg. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng.
|
Mặc dù có kích cỡ khủng, nhưng vì có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt, nên cá hải tượng được cư dân Nam Mỹ nuôi làm cá cảnh. |
Chúng có khả năng thở bằng cách hớp không khí bên trên mặt nước và hấp thụ ôxy nhờ lớp mao mạch trong cổ họng cá có chức năng như phổi của động vật trên cạn. Nhờ vậy những con pirarucu trong tự nhiên có thể sống sót qua mùa nước cạn bằng cách vùi mình trong lớp bùn cát của đầm lầy và thở bằng miệng. |
Với kích cỡ khủng, thức ăn là loài cá da trơn, thậm chí thể hiện sức mạnh và khả năng săn mồi thiện nghệ bằng cách phi thân lên khỏi mặt nước vài mét để tóm chim đậu trên cây, chúng thực sự là “quái vật vùng Amazon”. |
Vào năm tuổi thứ 5, khi đạt kích thước khoảng 1,6 m thì pirarucu trưởng thành và có thể sinh sản. Trong môi trường tự nhiên ở Amazon, yếu tố mùa có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh sản của loài cá này. Suốt 6 tháng mùa nước ngập, chúng săn mồi và tích trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn vào 6 tháng mùa khô. |
Cá thường chọn làm tổ dưới lớp bùn cát, tổ có đường kính vào khoảng 50 cm và sâu 15 cm. Cá pirarucu cũng có tập tính sinh sản giống như các loài cá rồng, tức là sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực sẽ thụ tinh rồi ngậm ấp trứng trong miệng suốt từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 4, khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, nước ở các ao hồ dâng cao cũng là lúc cá con nở và bắt đầu cuộc sống vào mùa nước lụt. |
Cá cha mẹ sẽ canh giữ đàn con bằng cách tiết ra một loại pheromone (một dạng mùi hương?) có tác dụng cuốn hút cá con để chúng luôn bám theo cha mẹ. |
Vì bị đánh bắt quá nhiều, nên loài hải tượng ngày một hiếm. Những con hải tượng có kích cỡ khổng lồ ngày một ít dần. |
Dã Quỳ (Theo Dailymail)