Tin mới

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông?

Thứ năm, 06/10/2016, 14:24 (GMT+7)

Theo luật sư, Cảnh sát trật tự chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền, phê duyệt thì có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm giao thông đường bộ trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của họ.

Theo luật sư, Cảnh sát trật tự chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm giao thông đường bộ trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của họ.

Vừa qua, trên mạng xã hội xôn xao đoạn clip ghi lại cảnh Cảnh sát trật tự bắt lỗi người tham gia giao thông vi phạm "đi sai làn đường".

Nhiều độc giả thắc mắc, liệu Cảnh sát trật tự có được quyền dừng phương tiện đang lưu thông để xử phạt hành chính lỗi vi phạm giao thông hay không?

Trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội dẫn Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2010 quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết thì các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

"Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát giao thông, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên. 

Khi không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng, các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết", ông Cường dẫn quy định trong Nghị định.

Hình minh họa

Cũng theo luật sư Cường, nhiệm vụ của các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng được quy định rõ trong khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP.

Theo đó, lực lượng này sẽ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng; Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, Tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, luật sư Cường dẫn quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA ngày 02 tháng 07 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết thì nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã như sau:

1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.

2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.

3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

"Như vậy, Cảnh sát trật tự chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý. Cảnh sát trật tự chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền, phê duyệt thì có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm giao thông đường bộ trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của họ theo quy định tại Nghị định  Số: 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt", luật sư Cường nhận định.

Luật sư Đặng Văn Cường-văn phòng luật sư Chính Pháp-đoàn luật sư TP Hà Nội

Cụ thể, đối với trường hợp về các lỗi vi phạm về làn đường, Cảnh sát trật tự có thẩm quyền xử phạt các trường hợp sau:

-Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quy định tại Điểm g khoản 2 Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.

Còn đối với các vi phạm tại điểm c và điểm h khoản 4, Điểm b khoản 6 điều 5  thì Cảnh sát trật tự không có thẩm quyền xử phạt vi phạm, cụ thể là không có thẩm quyền trong các trường hợp vi phạm:

- Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

- Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

- Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

- Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quy định tại điểm g khoản 4 Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả Xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

- Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Cảnh sát trật tự không có thẩm quyền xử phạt tại điểm a khoản 2 điều 6, điểm b khoản 7 điều 6, bao gồm:

- Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

- Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;

- Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

Cảnh sát trật tự không có thẩm quyền giải quyết vi phạm quy định tại Điểm c khoản 3 điều 7 và điểm d khoản 4 điều 7, cụ thể là các vi phạm:

- Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này;

- Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

Cảnh sát trật tự chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ hoặc phân công công việc,  theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm giao thông đường bộ trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của họ, nếu quá thẩm quyền giải quyết của mình thì lập biên bản phạt hành chính và báo cáo với cấp có thẩm quyền.

"Đối với trường hợp đi sai làn đường như trong clip đăng tải, để kết luật chính xác thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát trật tự thì cần cần căn cứ vào tình huống để xác định một số vấn đề: cảnh sát trật tự yêu cầu dừng xe ở địa điểm nào?; có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng hay không?; lực lượng cảnh sát trật tự có được cấp có thẩm quyền huy động thực hiện nhiệm vụ không?; và hành vi đi sai làn đường của phương tiện giao thông nào?, thuộc vào trường hợp nào đã nêu trên?, thuộc hay không thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát trật tự" - luật sư Cường nói.

Tiểu Phương (ghi)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news