Mới đây trên một diễn đàn mạng xã hội, Cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ câu chuyện do cô giáo Phạm Thị Diệu Huyền (giáo viên điểm trường Hô Be, tỉnh Lai Châu) kể về em học sinh Thào Thị Dua. Dua đi học nhưng phải mang cả em đến trường, em thì vẫn ngủ còn chị vẫn học bài.
Em học sinh Thào Thị Dua bế trên tay cô em gái bé bỏng (ảnh Dân trí)
Câu chuyện cụ thể như sau:
"Năm học 2020-2021, mình nhận một lớp 5 với 40 học sinh người dân tộc H'Mông, có đến 35/40 em thuộc hộ nghèo. Một số em phải mang cả em đi học, em đói nên cứ khóc, hôm qua cô giáo phải cho bánh, em ngồi ăn để chị học bài.
Giờ ra chơi cô dành cho hai chị em một bát mì thịt, ăn rồi em ngủ. Vì bố mẹ đi nương nên chị bế em cùng đến trường, nghĩ mà thương quá!".
>> Xem thêm: Đau xé lòng gia cảnh em học sinh bị tường đè ở Nghệ An: Nhà nghèo, bố chấn thương sọ não
Mỗi học sinh một hoàn cảnh chẳng ai giống ai nhưng các em đều hiếu học một cách đặc biệt. Dù thế nào cũng cố gắng kiếm lấy con chữ để thay đổi số phận.
Sau khi bất ngờ được quan tâm, cô Phạm Thị Diệu đã có những chia sẻ kỹ hơn về hoàn cảnh của cô bé Dua. Cô giáo cho biết bản thân rất thương cảm với hoàn cảnh của cô bé àng Thị Dua người dân tộc H'Mông.
Hình ảnh khiến người nhìn không khỏi xót xa (ảnh Dân trí)
Hằng ngày bố mẹ em lên nương rẫy làm việc, Dua thì đi học không có ai trông em nên bố mẹ thường mang em lên rẫy làm nương cùng. Thương bố mẹ, thương em nên Dua đã bế em đến lớp chung với mình, một tay em viết bài, một tay bế em.
Cô Diệu tâm tự chẳng ai bế em hộ Dua được cả vì em lạ người nên không theo. Có những lúc em đói, em khát sữa cứ khóc hoài làm ồn lớp nhưng cô Diệu chỉ thấy thương chứ không bực.
>> Xem thêm: Bóng dáng ông Đoàn Ngọc Hải gây thương - nhớ khắp mọi nẻo đường
"Mình làm tạm một tô mì to nhiều thịt cho hai chị em ăn trong giờ ra chơi. Mình cũng muốn tới tận nhà trò chuyện với gia đình về vấn đề này, để Dua có thể tập trung vào công việc học tập trên lớp", cô Diệu nói.
Ở lớp, cô Diệu nhận xét Dua là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, rất tự giác và tích cực học tập. Mặc dù phải vừa học vừa bế em nhưng Dua vẫn hoàn thành các yêu cầu mà cô giáo giao cho. Buổi trưa, học sinh không ở bán trú vì thế khi tan học, Dua địu em về nhà em cơm rồi lại địu em đến trường.
Cô Phạm Thị Diệu đã gắn bó với các em học sinh vùng cao đến nay đã ngót nghét gần 30 năm. Cô đã chứng kiến biết bao hoàn khó khăn tương tự, những trò nghịch ngợm và cả những câu chuyện xót xa.
Cái nhìn chung của cô về các em nhỏ vùng cao là các em gặp muôn vàn những khó khăn về điều kiện học tập. Nhưng không vì thế mà các em chán nản, bỏ học, các em vẫn hăng say đến trường, lấy tinh thần vượt khó cao độ để khắc phục mọi khó khăn.
Mong ước của các em có thể chưa hình thành rõ rệt nhưng khi được tiếp cận con chữ, ai ai cũng muốn thay đổi số phận để bố mẹ đỡ vất vả.