Tin mới

Chân dung những lãnh đạo lần đầu xuất hiện tại APEC 2017

Thứ năm, 09/11/2017, 10:18 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Donald Trump là lãnh đạo được trông chờ nhất tại APEC 2017. Sự tham dự này cho thấy chính quyền mới của Mỹ đã định hình rõ hơn chiến lược ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump là lãnh đạo được trông chờ nhất tại APEC 2017. Sự tham dự này cho thấy chính quyền mới của Mỹ đã định hình rõ hơn chiến lược ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Tri thức trực tuyến cho hay, những nhà lãnh đạo lần đầu xuất hiện tại APEC 2017 cho thấy nhiều chuyển biến quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của các nước.

1. Tổng thống Mỹ Donald Trump

1.200 người tháp tùng Tổng thống Trump dự APEC. Ảnh: Reuters

Giữa tháng 10, phía Nhà Trắng chính thức đưa ra thông báo Tổng thống Trump sẽ đến Đà Nẵng tham dự APEC vào ngày 10/11. 

Sự xuất hiện của ông Trump tại APEC (và một số hội nghị cấp cao khác trong khu vực) được nhìn nhận là bước đi đúng lúc, đúng đắn về kinh tế, chiến lược, thể hiện rõ cam kết của Mỹ với châu Á.

Theo đó, sự xuất hiện này sẽ mở ra cơ hội để Mỹ tìm kiếm các thỏa thuận thương mại và đầu tư với các quốc gia, doanh nghiệp khu vực, đồng thời giảm những hoài nghi về cam kết của Washington với Châu Á. 

2. Thủ tướng New Zealand Jacinda 

Thủ tướng New Zealand  Jacinda Ardern. Ảnh: CNN

Sau khi nhậm chức vào cuối tháng 10 ở độ tuổi 37, bà Jacinda Ardern đã trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất ở New Zealand dự APEC tại Việt Nam. 

Đối với nữ Thủ tướng Ardern, cuộc họp cấp cao APEC tại Việt Nam là thời điểm sống còn quyết định số phận của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương nay chỉ còn lại 11 nước. (TPP -11)

Hiện 11 thành viên còn lại của TPP đang đứng trước viễn cảnh phải thay đổi một số điều khoản của thỏa thuận hiện tại, khi quy định ít nhất 6 nước có tổng GDP chiếm trên 85% tổng GDP của 12 nước ban đầu (gồm Mỹ) phê chuẩn hiệp định;  11 nước phải đàm phán lại các điều khoản trong TPP;  Thiết lập một khu vực tự do thương mại mới bằng việc bổ sung các nước khác.

3. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ảnh: Reuters

Ông Moon Jae In trở thành Tổng thống thứ 19 của Hàn Quốc sau chiến thắng lớn ở cuộc bầu cử ngày 10/5 với tỷ lệ phiếu bầu dành cho ông đến 41,1%. Không lâu sau khi nhậm chức, Tổng thống Moon đã cử đặc phái viên là ông Park Won Soon công du các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam.

Sau khi tiếp kiến Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 25/5, đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc xác nhận ông Moon Jae In sẽ dự APEC ở Việt Nam. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh năm 2017 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2009.

4. Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam)

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam. Ảnh: Reuters

Bà Carrie Lam trở thành Trưởng đặc khu thứ 4 đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc)kể từ ngày 1/7/2017 nhờ sự hậu thuẫn đáng kể từ chính quyền Bắc Kinh. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo đặc khu này kể từ sau 20 năm Hong Kong được trao trả về Trung Quốc.

Hong Kong là đất nước tham gia APEC 1991.

Ngoài ra Trí thức trẻ cũng cho biết có nhiều nhà lãnh đạo đã hơn 2 lần tham dự Hội nghị APEC 2017 tại Việt Nam như Quốc vương Hassanal Bolkiah  (Brunei), Tổng thống Chile Michelle Bachelet, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. 

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news