Sau 8 năm yêu, Ngân và Phú cuối cùng cũng nên vợ nên chồng bằng một đám cưới theo truyền thống người Hoa. Để được đón nàng về dinh, chú rể Phú đã phải hỏi vợ đến 3 lần...
Cặp đôi Lâm Tú Ngân (1997) - Lưu Hữu Phú (1995) |
Tú Ngân và Hữu Phú đều sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ. Cặp vợ chồng mới cưới hiện đang sản xuất và kinh doanh bò viên. Có ông bà đều là người Hoa, nguyên quán Quảng Đông (Trung Quốc), sang Việt Nam sinh sống từ những năm 40, Tú Ngân và Hữu Phú có rất nhiều điểm chung. Cơ hội gặp gỡ, quen biết nhau của cả hai cũng bắt đầu từ đó.
Trước khi tiến tới hôn nhân, Tú Ngân và Hữu Phú đã yêu nhau 8 năm. Năm 2010, duyên số đưa đẩy cặp đôi học chung lớp anh văn. Hữu Phú là người chủ động bắt chuyện với Tú Ngân trước. Năm đó, chàng mới lớp 9, còn nàng... lớp 7.
Chuyện làm quen, tán tỉnh nhau diễn ra qua những dòng tin nhắn ola, yahoo. "Có lần hai đứa trốn học đi chơi bị phụ huynh bắt gặp, thế là ăn trận đòn làm 'no' suốt cả tuần", Tú Ngân kể về kỷ niệm ngộ nghĩnh lúc mới yêu.
Cô dâu chú rể đã có 8 năm tìm hiểu trước khi về chung nhà.
Trong 8 năm yêu, Tú Ngân và Hữu Phú chia tay nhau 3 lần. Trong khoảng thời gian gián đoạn đó, ai cũng thử tìm hiểu người mới nên nghĩ rằng đã không còn duyên nợ gì với mối tình đầu năm xưa. Tình cờ một ngày, cặp đôi cùng tới dự một buổi tiệc. Gặp lại nhau tối đó, mấy hôm sau Hữu Phú đùng đùng qua nhà Tú Ngân... xin hỏi cưới.
Hỏi cưới rất chân thành nhưng phải đến lần thứ 3, ba Tú Ngân mới đồng ý cho cả hai lấy nhau. Nguyên nhân một phần bởi ông cho rằng hai con còn quá trẻ. Thời điểm đó, Hữu Phú cũng chưa có công việc ổn định nên ba Tú Ngân không yên tâm.
ăm 2017, cả hai đều có việc làm rồi, gia đình hai bên cũng không ngăn cấm gì nữa. Về phần Hữu Phú, anh chàng dù bị từ chối đến mấy lần vẫn kiên quyết hỏi cưới Tú Ngân bằng được. "Lầy lội", lì lợm thật đấy cũng rất chân thành, ba của Tú Ngân dễ gì từ chối một anh con rể như vậy.
Cặp đôi và gia đình quyết định tổ chức đám cưới theo phong tục người Hoa.
của cặp đôi 9X diễn ra trong tháng 12 năm 2017 vừa qua. "Vì là người Hoa, lại cùng là con út trong nhà nên hai đứa mình quyết định đầu tư kỹ lưỡng để tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống. Trang phục của cô dâu chú rể, sườn xám của đội bê tráp,... - tất cả đều được chuyển từ Trung Quốc về", Tú Ngân chia sẻ.
Bên cạnh đó, các nghi lễ trong đám cưới cũng theo phong tục người Hoa. Cụ thể, tất cả trang phục, vật dụng của cô dâu, chú rể đều được phủ vải đỏ. Ba mẹ ruột của cô dâu không được đưa dâu sang nhà trai, và ba mẹ chồng cũng không được đi đón dâu.
Đêm tân hôn, cặp tân lang tân nương được giao nhiệm vụ... ăn hết quýt mà ba mẹ chồng đặt trên giường. Lí do bởi theo người Hoa, quýt được phát âm cần với "đạt kiết", ngụ ý đại cát đại lợi.
Vừa đẹp, vừa lạ, vừa vui nên bạn bè, họ hàng của cô dâu chú rể cả người Việt và người Hoa đều rất thích thú.
Cô dâu chú rể cùng cha mẹ hai bên.
Một vài tục lệ khác được Tú Ngân chia sẻ đó là ngày đầu tiên về nhà chồng, cô dâu sẽ phải dâng trà, rót nước, rửa mặt cho ba mẹ chồng. Tuy nhiên phần này Ngân được ba mẹ chồng "miễn xá".
Trong 3 ngày đầu về nhà chồng, cô dâu không đi ngang đường nhà, không về nhà mẹ ruột. Hết 3 ngày, cặp vợ chồng mới cưới về thăm nhà ba mẹ cô dâu, khi về mang theo... cặp vịt làm quà "phản bái".
Nhìn chung, cô dâu chú rể và gia đình vì luôn nhớ về cội nguồn nên rất cố gắng tổ chức đám cưới theo phong tục cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên những tục lệ không quá cần thiết hay có phần phức tạp cũng được điều chỉnh một cách linh động.
Bạn bè người Việt của cô dâu chú rể cũng rất thích thú trước đám cưới này. Mọi người đều chân thành gửi đến Tú Ngân - Hữu Phú những lời chúc tốt đẹp, chân thành nhất.
Cùng ngắm thêm những hình ảnh đẹp trong đám cưới của Tú ngân - Hữu Phú:
Trang phục, trang sức của cô dâu chú rể đều được đưa từ Trung Quốc về.
Cô dâu không khác gì người đẹp trong phim cổ trang Trung Quốc.
Cô dâu chú rể "tươi không cần tưới'.
Sắc đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự may mắn, tốt lành xuất hiện rất nhiều trong đám cưới người Hoa.