Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Năm trụ tháp hình thoi này là biểu tượng cho 5 cửa ngõ thủ đô.
Cầu Nhật Tân là cây cầu số 7 bắc qua sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Thủ đô Hà Nội. Dự án xây dựng cầu nằm trên tuyến đường vành đai 2, đầu cầu phía Bắc thuộc địa phận Đông Anh, đầu cầu phía Nam thuộc địa phận Phú Thượng, Tây Hồ. Sau khi hoàn thành, cây cầu này sẽ làm giảm đáng kể quãng đường từ sân bay Nội Bài đến nội thành hà Nội.
Dự án được khởi công vào tháng 3/2009, với tổng số vốn đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Dự án PMU 85 – trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Với yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.
Cầu sẽ được khánh thành và đưa vào khai thác từ ngày 4/1/2015 với hai tên gọi, cầu Nhật Tân và cầu “Hữu nghị Việt-Nhật". Ảnh: kenh14.vn
Mặt cầu rộng 33,2m, đường hai đầu cầu dài khoảng 5,2km, mỗi nhịp cầu là 11 đôi dây văng chịu tải.
Đây là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới. Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, thì phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam. Ảnh: kenh14.vn
Cầu được thi công bằng phương án đúc hẫng cân bằng.
Cầu Nhật Tân đẹp lung linh sắc cầu vồng:
Rào ngăn và hành lang bằng thép chắc chắn.
Các công nhân vẫn đang chỉnh trang cây cầu
Các hạng mục vườn cây xạnh, đường dẫn đang được gấp rút hoàn thiện.
Người dân đang rất mong chờ đến ngày cầu Nhật Tân được thông xe. Theo đó, cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam này sẽ cải thiện đáng kể thời gian đi lại của người dân từ Nội Bài về Trung tâm Thủ đô và ngược lại.
Bài và ảnh: Phan Thủy