Tin mới

Chùm ảnh: Sập đường Láng, người dân bức xúc vì khắc phục chậm chạp

Thứ ba, 15/07/2014, 17:10 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Hơn nửa tháng nay, người dân đi qua đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội), đoạn đối diện trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong rất bức xúc vì đường thường xuyên bị ùn ứ, di chuyển khó khăn. Nguyên nhân, do 1 đoạn đường phía đối diện trường Lê Hồng Phong bị sập. 

(Tinmoi.vn) Hơn nửa tháng nay, người dân đi qua đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội), đoạn đối diện trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong rất bức xúc vì đường thường xuyên bị ùn ứ, di chuyển khó khăn. Nguyên nhân, do 1 đoạn đường phía đối diện trường Lê Hồng Phong bị sập. 

Theo phản ánh của chị H.Anh (người dân sống trên trục đường Láng) cho biết, việc một nửa đường Láng bị sập xảy ra cách đây đã hơn 2 tuần. Vị trí bị sạt lở nằm hơi chếch hướng đối diện trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (địa chỉ số 220 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội).

Cũng theo người dân tại đây, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sạt lở là do đơn vị thi công gói thầu Đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông, khi tiến hành xử lý nền đất để đổ trụ cầu, cộng với mấy ngày mưa lớn nên đường bị sập. 

Đoạn bị sập được quây lại để khắc phục sự cố.

Đã hơn 2 tuần trôi qua nhưng sự cố chưa được khắc phục, đoạn đường bị sập đơn vị thi công lập hàng rào bảo vệ đồng thời chia đôi đường chiều ngược lại để người tham gia giao thông đi qua đoạn gặp sự cố.

Vì là trục đường chính, lưu lượng xe cộ lớn, nên cứ đến giờ tan tầm, đoạn đường này lại xảy ra ùn ứ.

Điều này, khiến người dân sống tại đoạn đường trên hết sức bức xúc. 

Đã hơn 2 tuần trôi qua đoạn đường vẫn chưa được khắc phục.

Được biết, dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông do Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Công ty HH Tập đoàng cục 6 đường sắt TQ là chủ thầu. Nhà thầu thi công là công ty Cổ phần nhà X4. 

Dưới đây là những hình ảnh được PV ghi tại hiện trường:

Đoạn đường gặp sự cố đang được đơn vị thi công ép cọc thép, gia cố nền đất để xử lý.

Theo quan sát của PV, tại hiện trường có chưa đầy 10 công nhân đang làm việc, khắc phục sự cố.

Ép cọc thép , xử lý nền đất yếu.

Vì là đường sắt nội đô nên nhiều đoạn của đường sắt chạy qua khu vực dân cư. Việc để sạt lở khi thi công khiến người dân không khỏi lo lắng về chất lượng thi công công trình.

Những ngôi nhà thuộc diện giải tỏa vì tuyến đường sắt đi qua.

 


Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có độ dài 13km, xuất phát từ ngã tư Cát Linh - Giảng Võ, qua phố Hào Nam, vượt trên hồ Hoàng Cầu (ảnh) cắt ngang các tuyến Thái Hà, Thái Thịnh rồi tới men theo dọc sông Tô Lịch bên đường Láng Thượng rẽ về hướng Nguyễn Trãi chạy thẳng xuống Trần Phú, Quang Trung (quận Hà Đông).

Để đảm bảo tiến độ, các trụ cầu phải thi công xong vào tháng 6/2014 và lắp đặt xong ray vào tháng 9. Dự kiến các nhà ga phải hoàn thành vào cuối năm 2014. Tuy nhiên đến nay việc thi công đang "dậm chân tại chỗ".

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông nằm trong số 8 tuyến được quy hoạch của thu đô, được khởi công ngày 10/10/2011, dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga, theo quy phạm thiết kế Metro GB của Trung Quốc, chịu động đất cấp 8. Với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD, đây sẽ là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên ở thủ đô. Tuyến này bắt đầu xuất phát từ nút giao Cát Linh – Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.

Nhóm PV


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news